Đường dẫn truy cập

Nạn ma túy tại Hoa Kỳ và thế giới. - 2004-03-30


Nạn ma túy tại Hoa Kỳ và trên khắp thế giới vẫn là một tai họa tàn khốc chưa hề thuyên giảm mặc dù sản lượng thuốc phiện và heroin đã hạ bớt ở hầu hết các quốc gia Châu Á.

Hai phúc trình mới nhất về nạn ma túy trên toàn thế giới đồng ý rằng châu Á đang bớt sản xuất thuốc phiện và heroin, nhưng lại nói thêm rằng việc sản xuất các thuốc kích thích dạng amphetamine đang tăng vọt.

Theo Ủy ban Bài Trừ ma túy quốc tế thì sở dĩ có sự sút giảm trong sản lượng thuốc phiện tại Châu Á vì Miến Điện, quốc gia đứng hàng thứ nhì trên thế giới về việc canh tác cây thuốc phiện, đã hạ giảm việc canh tác loại cây này xuống 2/3 từ năm 1996. Về phần mình, nước Lào, quốc gia đứng hàng thứ ba trong việc sản xuất thuốc phiện, cũng đã cắt bớt một nửa sản lượng thuốc phiện kể từ năm 1998, chủ yếu là do áp lực ngày càng gia tăng của các quốc gia láng giềng đang bị đe dọa bởi sự lan tràn của các loại ma túy heroin và methamphetamine.

Chỉ có một quốc gia chuyên sản xuất thuốc phiện nhiều nhất thế giới là Afghanistan hằng năm vẫn còn tiếp tục gia tăng sản lượng thuốc phiện. Ủy Ban Bài Trừ Ma Túy Quốc Tế trụ sở tại Vienne là một tổ chức độc lập hầu như qui tụ các chuyên gia pháp lý theo dõi việc tuân thủ các hiệp định về kiểm soát ma túy quốc tế.

Phúc trình của văn phòng Bài Trừ Ma túy Quốc Tế và Thực thi Luật Pháp của Hoa Kỳ được công bố cùng ngày với phúc trình của Ủy Ban Bài Trừ ma túy Quốc Tế cũng có cùng chung một số kết luận. Theo bản phúc trình của Hoa Kỳ thì tổng sản lượng về thuốc phiện của Miến Điện trong năm 2003 đã liên tục hạ giảm đáng kể tính từ suốt 7 năm nay, và Lào được coi là vẫn tiếp tục đạt tiến bộ trong nỗ lực hạ giảm việc trồng cây thuốc phiện.

Đây là một tin mừng. Nhưng cái tin đáng buồn là theo kết luận của cả hai phúc trình này thì lượng thuốc phiện hạ giảm chẳng thấm thía gì so với mức gia tăng các loại thuốc kích thích dạng amphetamine, gồm loại thuốc có tên là ecstasy, người Việt Nam gọi là thuốc lắc, và amphetamine nhập lậu từ Châu Á.

Miến Điện là thủ phạm lớn nhất vì giờ đây mỗi năm quốc gia này sản xuất hàng trăm triệu viên thuốc kích thích dạng amphitamine . Những loại thuốc này đã tìm cách xâm nhập thị trường cấp vùng và thị trường quốc tế, theo như phúc trình của Ủy Ban bài Trừ Ma túy Quốc tế công bố trên Internet hôm mồng 3 tháng 3.

Những loại thuốc bất hợp pháp này đã lan tràn khắp thế giới. Dân Châu Á tiêu thụ các loại thuốc này rất nhiều. Quốc gia bị nạn nghiện ngập các thứ thuốc kích thích hoành hành nặng nhất thế giới là Thái Lan.

Mức nghiện ngập amphitamine cũng đang trên đà gia tăng ở Philippines và Trung Quốc, và tại Nhật Bản những thứ thuốc kích thích này là những ma túy tác hại hàng đầu.

Hơn 2/3 lượng thuốc kích thích bị tịch thu trên toàn thế giới xảy ra tại đông và đông nam Á , nhiều nhất tại Trung Quốc, Miến Điện và Thái Lan. Ma túy luôn luôn là một vấn đề vô cùng rắc rối. Bây giờ cũng vẫn vậy. Lấy thí dụ Miến Điện phải nhấp khẩu những chất liệu để dùng trong việc sản xuất các viên thuốc kích thích. Những chất liệu này do Trung Quốc, Thái Lan , Ấn Độ và các quốc gia khác có ngành công nghệ hóa học phát triển. Cả những thứ thuốc kích thích lẫn lượng thuốc phiện đang hạ giảm được đưa qua các trạm trung chuyển là các hải khẩu tại Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam và có lẽ cả Malaysia. Indonesia được liệt kê là trạm trung chuyển cho ma tuý đến từ Tây Phi và Nepal. Singapore, với những biện pháp bài từ ma túy gắt gao, sản xuất và tiêu thụ rất ít những chất bất hợp pháp nhưng một số những cơ sở tài chính của nước này lại bị coi là có bí mật tham gia vào chuyện rửa tiền.

Sự thành công trong việc hạ giảm sản lượng thuốc phiện được coi là đáng khích lệ. Nhưng nó lại gia tăng ở Afghanistan và theo phúc trình của cơ quan bài trừ ma túy của Hoa Kỳ thì nước cộng sản Bắc Triều Tiên luôn luôn túng hụt tiền bạc có thể đã gia tăng việc trong cây thẩu.

dược Sự hợp tác của quốc tế đã giúp đưa đến việc tịch thu một khối lượng thuốc kích thích thật lớn. Nhưng ngay cả khi người ta tìm ra được phương cách gì để ngăn chặn việc vận chuyển ma túy từ quốc gia này sang quôùc gia khác bằng đường biển và đường bộ thì bọn buôn lậu lại tìm được phương cách khác để chuyển lậu ma túy. Những dược phòng trên internet dang cung cấp những khối lượng thuốc kích thích bất hợp pháp từ những nơi sản xuất lén lút ở bất cứ chốn nào trên thế giới.

Trong khi đó thì các quốc gia trên thế giới phải vất vả lo chữa trị cho các công dân nghiện ngập gây khốn đốn cho chính họ, cho gia đình họ và cho xã hội. Trung Quốc có hơn 1 triệu con nghiện đăng ký xin chữa trị. Việt Nam có hơn 7 ngàn trung tâm cai nghiện.

Trong quá khứ, Ủy Ban Bài Trừ Ma Túy Quốc Tế đã nhấn mạnh đến những tai họa lớn liên quan đến việc buôn bán ma túy bất hợp pháp, gồm cả những liên hệ với quân khủng bố. Năm nay Ủy Ban Bài Trừ ma túy quốc tế đã bắt đầu nhấn mạnh đến cái giá mà các cộng đồng địa phương phải trả cho nạn ma túy.

Phúc trình của ủy ban nói rằng “từng cơ phận của xã hội” đang gặp thử thách do bạo động và tội ác có liên quan đến ma túy gây nên. Gia đình tan nát vì lợi tức đổ hết vào ma túy. Hành vi bất thường do tâm lý bệnh hoạn vì ma túy có thể hủy hoại đời sống của một nguơiø vô tội. Kim chích dơ bẩn có thể truyền HIV/AIDS cho một người sơ ý. Tái lập lại tình trạng vệ sinh cho một cộng đồng cũng đủ là một lý do để các chính phủ và các tổ chức chiến đấu chống lại sự lan tràn của các loại ma túy (bất hợp pháp !!).

Đây là một vấn đề dai dẳng và cam go. Cộng đồng quốc tế đã đạt được một số tiến bộ trong việc bài trừ tệ nạn này. Tuy nhiên con đường trước mặt vẫn còn rất dài và vẫn còn vô số những việc phải làm để giải quyết nạn ma túy.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG