Đường dẫn truy cập

Thử nghiệm mới được phát minh để xác định chứng quên lãng thường thấy nơi tuổi già. - 2004-02-04


Bệnh Alzheimer, tức chứng lú lẫn, quên lãng, thường xuất hiện vào giai đoạn sau của cuộc đời. Theo các chuyên gia thì chỉ nội ở Hoa Kỳ không thôi đã có có đến 4 triệu người mắc chứng bệnh do rối loạn não bộ như vậy. Người bị bệnh Alzheimer ngày càng mất trí nhớ và mất đi khả năng suy nghĩ. Cho tới nay người ta vẫn chưa tìm ra phương thuốc để chữa khỏi chứng bệnh này.

Hiện nay thì các bác sỹ chỉ có thể xác nhận là bệnh nhân mắc chứng Alzheimer bằng cách xét nghiệm các tế bào não sau khi bệnh nhân đã chết hoặc lấy tế bào não bộ của bệnh nhân còn sống ra thử nghiệm. Nhưng mới đây một loại thử nghiệm mới được phát minh đã đem đến cho chúng ta hy vọng là bệnh Alzheimer có thể được phát hiện sớm hơn.

Hiện nay các chuyên gia xét nghiệm một người bị nghi là vướng phải chứng Alzheimer bằng cách trắc nhgiệm họ bằng bài viết và vấn đáp để xem khả năng suy nghĩ và diễn đạt ý tưởng bằng ngôn từ của họ có còn tỉnh táo hay không. Các chuyên gia cũng sử dụng cộng hưởng từ để theo dõi những thay đổi trong não bộ, những thay đổi có thể là dấu chứng của bệnh Alzheimer.

Khi các dấu chứng của bệnh được phát hiện qua phương pháp cộng hưởng từ thì rất nhiều bệnh nhân đã đến giai đoạn bệnh nặng rồi. Loại thử nghiệm mới được phát minh có thể giúp định bệnh trước khi một nguơiø tỏ lộ dấu chứng là họ đã bị bệnh Alzheimer. Do đó phương cách chữa trị có thể được áp dụng sớm hơn và các bác sỹ có thể theo dõi để xem trị liệu sớm có giúp ích gì cho bệnh nhân hay không. Căn cứ vào đó mà người ta có thể tìm ra các loại thuốc mới hay cải tiến các loại thuốc có sẵn.

Bác sỹ William Klunk thuộc trường Y Khoa đại học Pittsburgh tại bang Pennsylvania đã giúp phát minh ra loại thử nghiệm này. Bệnh nhân sẽ được truyền 1 dung dịch có phân tử phóng xạ gọi là Pittsburgh Compound B vào máu.

Theo bác sỹ Klunk thì phân tử phóng xạ Pittsburgh Compound B có thể kết chặt vào các protein có tên là amyloid đã đóng lại thành các mảng. Các mảng amyloid này hiện hữu nơi não bộ của các bệnh nhân Alzheimer. Bác sỹ có thể thấy được các mảng này với phương tiện gọi là PET scan. Các protein gây bệnh Alzheimer kết hợp với dung dịch Pittsburgh Compound B sẽ biến thành màu vàng và đỏ thấy được qua hình ảnh PET scan.

Trong nhiều năm bác sỹ Klunk và toán nghiên cứu của ông đã cố công tìm kiếm một chất gì đó để có thể gắn kết vào với Amyloid. Cuối cùng thì họ đã tìm ra một chất có thể đến được não bộ bằng cách truyền qua máu. Chính Pittsburgh Compound B đã có thể nhuộm màu protein amyloid.

Khám phá này đưa tới việc thử nghiệm cho 16 người bị nghi là mang bệnh quên lẫn Alzheimer. Theo các nhà khảo cứu thì thử nghiệm này cho thấy là trong cơ thể của các bệnh nhân Alzheimer có amyloid. 9 người khỏe mạnh khác được thử nghiệm để so sánh cũng mang một lượng amyloid nhỏ trong người. Người ta còn cần phải thí nghiệm thêm với nhiều người nữa mới có thể đi đến kết luận là thử nhgiệm này có chính xác hay không. Hiện giờ thì cơ quản Quản Trị Thực Phẩm và Dược Phẩm đang cứu xét việc chấp thuận cho sử dụng loại thử nghiệm này.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG