Đường dẫn truy cập

Trường hợp em bé trai 13 tháng đầu méo phía sau. - 2003-11-26


Về trường hợp của em Nguyễn Phan Trường Hải, 13 tháng, ít ngủ, hay đau, bố em mô tả nói phía sau đầu em bị méo lúc mới sinh ra. Bác sĩ điều trị nói em cũng bình thường. Bố em hỏi hình dạng sọ em có ảnh hưởng gì đến bộ óc/não của em hay không ? Có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm trí về sau hay không và ngoài ra, em có sợi chỉ xanh, đường gân chạy ngang mũi, có làm em khó nuôi không.

Trước hết tôi xin nhấn mạnh là tôi không có ý muốn định bịnh cho em. Những dữ kiện nêu trên không đủ để bác sĩ có thể có ý kiến chính xác về trường hợp nhất định này. Tôi chỉ xin bàn chung chung mà thôi. Cảm tưởng đầu tiên của tôi là có thể nói bố mẹ có lẽ không cần lo lắng nhiều về hình dáng sọ cũng nh ư đường gân xanh trên mũi của em Hải.

VOA: Xin bác sĩ cho biết tại sao, vì bác sĩ của em đã nói là cháu bình thường, vậy mà phụ huynh còn lo, chưa yên tâm.

BS Hiền: Tất nhiên là bố em còn lo vì chưa được giải thích, và đối với bác sĩ nhi khoa, giải quyết sự lo âu của phụ huynh nhiều khi còn quan trọng hơn cả định bịnh hoặc chữa bịnh cho em bé. Ví dụ trong một cuộc giải đáp ở mục này cách đây một hai năm, một phụ huynh hỏI tôi về trường hợp đầ con ông ta bị gồ lên một đường như trái đu đủ, và có người khuyên nên thúc đầu em bé vào vách tường cho nó tròn lại, thì tất nhiên điều quan trọng hơn hết là giải thích chứng xương sọ kết lại qúa sớm, làm cho người cha yên tâm và do đó không tìm đến những trị liệu nguy hiểm. Tôi xin đưa những lý do sau. Bố em nói em bị méo ở phía sau đầu lúc mới sanh. Nếu lúc vừa lọt lòng mẹ mà méo sau đầu, có thể đây là một chuyện thông thường.

Tình trạng này giải thích như sau: Lúc bé mới sanh, cái hộp sọ của bé gồm sáu mảnh xương: phía trước là xương trán (frontal bone), hai bên là 2 xương thái dương (temporal bone), đi về phía trên nóc đầu là hai xương vách (parietal bones) gặp nhau ở giữa, và phía sau là xương chỏm (occipital bone. Những xương này bao bọc bộ não có thể ví như những cánh hoa sen bọc nhị hoa ở giữa.

Tuy là nằm gần sát và ăn khớp với nhau ở những mối nối (gọi là suture) những xương này chưa được hàn lại, hoặc gắn chặt với nhau. Sở dĩ như vậy vì bộ óc em bé phát triển rất nhanh trong mấy năm đàu, thể tích tăng rất nhanh cho nên thể tích xương sọ chứa bộ óc đó cũng phải tăng nhanh mới thích ứng nổi. Do đó khoảng cách ở giữa các mảnh xương còn hở đó là hai cái thóp (fontanelle), một cái ở trước, một ở sau. Lúc bé chui ra khỏi bụng mẹ, qua đường âm đạo, đường này chật và hẹp, các xương sọ đầu em bé phảI chụm lại, cái đầu em bé phải dài ra, mới qua lọt đươc. Các bác sĩ Mỹ gọi quá trình này là cho vào khuông, molding.

Trong đa số trường hợp. sự bóp méo này sẽ đảo ngược về trạng thái bình thương sau vài tuần, và đầu em sẽ có dạng bình thường. Một số ít trường hợp, các xương bị ép vào chồng lên nhau và dính lại luôn, có thể làm đầu em bé bị méo luôn, ngay từ lúc sanh. Nếu em Hải nằm trong nhóm này, có lẽ dù một cái múi nối giữa hai xương hàn lại qúa sớm, phần sọ còn lại vẫn có thể nở ra bình thường và óc não của em không bị trở ngạI lúc tăng trưởng.

Bây giờ chúng ta nói đến trường hợp thứ hai,là em bé lúc mới chịu ra thì đầu tròn, sau đó nghĩa là khoảng mấy tuần sau mới bị méo, bị lép xuống, như vậy là do em bé nằm ngửa, các cơ cử động cổ còn yếu nên phía sau đầu, hoặc một bên đầu bị méo lẹm vào và phình ra phí bên kia. trường hợp này thì bộ óc vẫn có khoảng trống để tăng trưởng bình thường nhưng chúng ta phảI can thiệp phần lớn cho mục đích thẩm mỹ.

VOA: Nếu trường hợp này chúng ta nên làm gì ?

Chúng ta nên tránh cho em chỉ nhìn về một bên trái hoặc phải. Ví dụ nếu em nằm trong nôi mà cửa ra vào nằm bên trái, em sẽ có khuynh hương quay đầu về hướng đó, ta nên thay đổi cho em trở ngược đầu lại, để cân bằng hướng chú ý của em qua bên phải. Chúng ta có thể dung gối kê để chuyễn sức đè nén qua phía bên không bị lép hoặc méo.

Tôi xin nhân dịp này nhắc đến chiến dịch bên Mỹ gọi là Back to Sleep, có từ hơn một chục năm nay. Trước đó, bác sĩ bên Mỹ khuyên nên cho các bé sơ sinh nằm sấp, viện lý do là trong tư thế đó, cá chất giãi nhớt chảy ra ngoài và không làm em sặt, ngộp.

Sau dó, người ta nhận thấy trẻ con Mỹ bị chứng chết đột ngột vô cớ (Sudden Infant Death Syndrome/ SIDS) nhiều hơn các xứ khác, những xứ nhu Việt nam hay thổ dân Úc Châu mà các em bé đều nằm ngữa ngủ. Người ta mới thấy rằng nằm ngữa tốt hơn nên Back to sleep, có nghĩa đen là đi ngủ lại mà thật ra để nhắc nhở em bé “Nằm ngửa mà ngủ’’, Tôi nhắc đến chuyện này vì tôi muốn các phụ huynh đừng vì sợ em bé lép, méo đầu mà cho em bé ngủ nằm sắp như ở Mỹ hai ba chục năm trước đây.

Trên đây là những trường hợp méo đầu thông thường, có lẽ cũng là trường hợp bé Hải. Một số trường hợp hiếm hơn, đôi khi (nghĩa là rất ít khi) phải can thiệp. Một số trường hợp, các mãnh xương đâu này lúc mới sanh đã gắn chặt với nhau rồi, các mối nối sutures hàn chặt lại, thi sự nẫy nỡ của cái sọ có thể bị ngưng lại ở chiều ngang, chiều dọc, hoặc hai chiều.Tiếng Anh gọi là craniosynostosis.

Ví dụ trong chứng sọ hình thuyền (scaphocephaly), do đường nối trước sau (sagittal suture) hàn gắn lại quá sớm, và cái sọ nhìn thẳng rất hẹp từ trái qua phải, nhưng lại dài ra từ trước ra sau. Nên nhớ, dừng lo vội, vì dù là có chứng này, (chứng này thật hiếm) và nếu chỉ bi một đường suture thôi cũng không có hại gì.

Nếu là trường hợp nặng làm gò bó sự phát triển bình thường của bộ óc, cần gởi đến tham khảo bác sĩ giải phẩu thần kinh nhi (pediatric neuro surgeon) để quyết định xem có cần mổ (giải phẩu) hay không. Nói sơ lược, bắc sĩ giải phẩu sẽ cắt bớt những miếng xương sọ để chúng rời ra và sọ có thể dãn ra được. Đây là những thủ thuật kỷ thuật rất cao, chỉ thực hiện ở một số trung tâm y khoa chuyên môn cao độ. Dù ở Mỹ, cũng rất ít khi dung tới giải phẩu, các bác sĩ nhi khoa còn cẩn thận khuyên rằng, nếu bác sĩ giải phẩu thần kinh đề nghị mỗ cái đầu con của bạn vì nó méo thì trước hết nên hỏi lại ý kiến của một bác sĩ giải phẩu thứ hai (second opinion) xem có đúng vậy không. Có nghĩa là nhiều vụ mổ không cần thiết.

Sau hết, về đường gân qua sống mũi của em, theo kinh nghiệm cá nhân, không có ý nghĩa gì cả, Đây chỉ là một tĩnh mạch nhỏ chạy ngang song mũi. Nếu trẻ thiếu máu, xanh xao, dị ứng mũi có thể gân xanh nổI bật hơn bình thường. Theo tôi nghĩ, bố em nếu có phương tiên nên em đến một bác sĩ nhi khoa khám tổng quát cho em, không nên giới hạn về chỗ đầu méo mà phải nhìn trong toàn bộ. Những điểm chú ý là:

1. em có dấu hiệu còi xương không,
2. bàn tay bàn chân, diện mạo bình thường không,
3. chu vi của đầu em (head circumference) có b ình thường không,
4. các mối sutures đầu sờ có thường không,
5. em có phát triển bình thường không,
6. em có thiếu máu (anemia) không.

Nếu những điểm này bình thường, có lẽ phụ huynh không còn gì phải lo. Quan niệm trẻ khó nuôi thường rất chủ quan, nên dùng những nhận xét khách quan để bớt lo âu và nếu có vấn đề thật sự đối phó hữu hiệu.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG