Đường dẫn truy cập

Lịch sử giải Nobel hòa bình và ông Lê Đức Thọ


Giải Nobel hòa bình lần đầu tiên được trao tặng vào năm 1901, là giải thưởng cao quí nhất thế giới dành cho những nỗ lực kiến tạo hòa bình.

Đây là một trong 6 giải thưởng Nobel được trao tặng hằng năm. Người được trao giải có thể là các cá nhân hay những tổ chức. Giải thưởng này gồm một huân chương, một bằng tưởng lệ và một số hiện kim, năm nay là 1 triệu 400 ngàn đôla.

Ủy Ban chấm giải Nobel của Na Uy quyết định về giải Nobel hòa bình phù hợp với nguyên tắc chỉ đạo được ông Alfred Nobel đề ra trong di chúc của ông.

Ông Nobel, một khoa học gia, một doanh nhân và một người cỗ vũ cho hòa bình người Thụy Điển, đã làm nên cơ nghiệp đồ sộ nhờ phát minh ra thuốc súng. Trong di chúc, ông đã dành ra một phần rất lớn của tài sản đồ sộ của ông để lập ra giải thưởng cao quí này, điều mà người ta chỉ được biết đến sau khi ông tạ thế vào năm 1896.

Những người từng được trao giải thưởng Nobel hòa bình trong quá khứ có nữ tu Teresa, Đức Đạt Lai Lạt Ma và ông Nelson Mandela.

Giải Nobel hòa bình từng được trao 96 lần cho những cá nhân và 23 lần cho những tổ chức.

Chỉ có một cá nhân duy nhất, chính trị gia Lê Đức Thọ của Việt Nam, đã từ chối giải Nobel hòa bình. Vào năm 1973 ông Thọ nói rằng ông không ở trong tư thế để nhận giải này, viện dẫn tình hình tại Việt Nam như một lý do để ông không nhận giải.

Một số người được đề cử, nhưng không đoạt giải, có cả Josef Stalin và Adolf Hitler.

Người trẻ tuổi nhất từng được trao giải này là bà Mairead Corrigan 32 tuổi vào năm 1976 và người lớn tuổi nhất là ông Joseph Rotblat 87 tuổi năm 1995.

Lễ trao giải sẽ diễn ra tại Oslo vào ngày 10 tháng 12, ngày giỗ của ông Nobel.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG