Đường dẫn truy cập

Phái đoàn Bắc Triều Tiên đến viếng ông Kim Dae-Jung


Lần đầu tiên, Bắc Triều Tiên đã cử một phái đoàn đên chính thức chia buồn với gia đình của vị tổng thống Nam Triều Tiên vừa qua đời. Chuyến thăm này nhằm tuyên dương các nỗ lực của ông Kim Dae-Jung trong công cuộc hòa giải Bắc Nam. Nhưng những người Bắc Triều Tiên đã liều mình bỏ trốn đến Nam Triều Tiên tỏ vẻ nghi ngờ về di sản của vị cựu tổng thống này. Từ Seoul, thông tín viên VOA Kurt Achin gửi về bài tường thuật sau đây.

Quang cảnh ở thủ đô Nam Triều Tiên hôm thứ sáu thức là điều hiếm thấy: Các đặc sứ cao cấp của Bắc Triều Tiên tiến gần đến một đài kỷ niệm cựu tổng thống Kim Dae-jung với một vòng hoa tang mang tên lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-Il.

Trước đó, 6 đại biểu đã đến phi trường Kimpo ở Seoul. Trong số các đại biểu có trưởng ngành tình báo Bắc Triều Tiên và các giới chức cấp cao của đảng Cộng sản cầm quyền của Bắc Triều Tiên. Họ sẽ rời Nam Triều Tiên vào thứ bảy, trước lễ quốc táng ông Kim vào ngày chủ nhật.

Đó là thông báo trên các cơ quan truyền thông nhà nước Bắc Triều Tiên trong tuần này nói rằng “nhà lãnh đạo vĩ đại Kim Jong Il đã gửi một thông điệp chia buồn với gia đình cựu Tổng thống Nam Triều Tiên Kim Dae-jung.

Tổng thống Kim đã qua đời tuần này, hưởng thọ 85 tuổi. Ông là người đi tiên phong trong một chính sách mới của Nam Triều Tiên hòa giải với miền Bắc, mở đầu bằng cuộc họp thượng đỉnh ở Bình Nhưỡng năm 2000. Ông Kim đã đoạt giải Nobel hòa bình sau cuộc họp đó – mặc dầu diễn biến này sau đó bị hoen ố vì những lời cáo buộc rằng Nam Triều Tiên đã trả cho miền Bắc nửa tỷ đôla để tổ chức cuộc họp.

Hôm thứ sáu đánh dấu lần đầu tiên từ gần 2 năm nay sự kiện các giới chức Bắc Triều Tiên đặt chân lên Nam Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên miền Bắc công khai bầy tỏ sự thương tiếc một nhà lãnh đạo Nam Triều Tiên. Hai nước trên nguyên tắc vẫn còn trong tình trạng chiến tranh, hơn 50 năm sau khi cuộc chiến Triều Tiên chấm dứt.

Nhiều người Nam Triều Tiên trân trọng cái mà tổng thống Kim gọi là chính sách ánh dương là giao tiếp với miền Bắc một cách không nghi ngờ, và nói rằng chính sách đó đã tạo chuyển biến trong quan hệ giữa hai bên. Những người khác coi chính sách đó là quá mềm mỏng đối với Bắc Triều Tiên, coi nhẹ cho các chương trình hạt nhân và các hành động vi phạm nhân quyền của họ.

Nhiều người trong số 15,000 người Bắc Triều Tiên đi đào tỵ sống ở miền Nam có quan điểm thứ hai đó. Họ đã liều mạng sống của mình và của gia đình để thoát khỏi cảnh đói khổ và bị ngược đãi ở miền Bắc.

Một người vừa đào tỵ nói rằng bà và những người khác cùng hoàn cảnh như bà không cảm thấy đau buồn mấy trước sự ra đi của ông Kim.

Bà nói rằng mặc dầu thực là điều đáng tiếc Nam Triều Tiên đã mất đi một chính trị gia nổi tiếng và một nhân vật lịch sử – theo ý bà, chính sách về Bắc Triều Tiên dưới thời ông Kim Dae-jung, đã bị xử lý một cách quá sai lầm.

Ông Kim Heung Gwang là một giáo sư đại học ở miền Bắc, trước khi qua miền Nam.

Ông Kim nói chung cuộc, ta phải đặt câu hỏi liệu chính sách ánh dương có đem lại sự ấm áp đủ để miền Bắc thay đổi hay không. Theo ông, câu trả lời là “Không”.

Phái đoàn miền Bắc đến viếng cựu TT Nam Triều Tiên Kim Dae-Jung

Lần đầu tiên, Bắc Triều Tiên đã cử một phái đoàn đi chính thức chia buồn với gia đình của một vị tổng thống Nam Triều Tiên vừa qua đời. Chuyến thăm này nhằm tuyên dương các nỗ lực của ông Kim Dae-Jung trong công cuộc hòa giải Bắc Nam. Nhưng những người Bắc Triều Tiên đã liều mình bỏ trốn đến Nam Triều Tiên tỏ vẻ nghi ngờ về di sản của vị cựu tổng thống này. Từ Seoul, thông tín viên VOA Kurt Achin gửi về bài tường thuật sau đây.

Quang cảnh ở thủ đô Nam Triều Tiên hôm thứ sáu thức là điều hiếm thấy: Các đặc sứ cao cấp của Bắc Triều Tiên tiến gần đến một đài kỷ niệm cựu tổng thống Kim Dae-jong với một vòng hoa tang mang tên lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-il.

Trước đó, 6 đại biểu đã đến phi trường Kimpo ở Seoul. Trong số các đại biểu có trưởng ngành tình báo Bắc Triều Tiên và các giới chức cấp cao của đảng Cộng sản cầm quyền của Bắc Triều Tiên. Họ sẽ rời Nam Triều Tiên vào thứ bảy, trước lễ quốc táng ông Kim vào ngày chủ nhật.

Đó là thông báo trên các cơ quan truyền thông nhà nước Bắc Triều Tiên trong tuần này nói rằng “nhà lãnh đạo vĩ đại Kim Jong Il đã gửi một thông điệp chia buồn với gia đình cựu Tổng thống Nam Triều Tiên Kim Dae-jung.

Tổng thống Kim đã qua đời tuần này, hưởng thọ 85 tuổi. Ông là người đi tiên phong trong một chính sách mới của Nam Triều Tiên hòa giải với miền Bắc, mở đầu bằng cuộc họp thượng đỉnh ở Bình Nhưỡng năm 2000. Ông Kim đã đoạt giả Nobel hòa bình sau cuộc họp đó – mặc dầu diễn biến này sau đó bị hoen ố vì những lời cáo buộc rằng Nam Triều Tiên đã trả cho miền Bắc nửa tỷ đôla để tổ chức cuộc họp.

Hôm thứ sáu đánh dấu lần đầu tiên từ gần 2 năm nay sự kiện các giới chức Bắc Triều Tiên đặt chân lên Nam Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên miền Bắc công khai bầy tỏ sự thương tiếc một nhà lãnh đạo Nam Triều Tiên. Hai nước trên nguyên tắc vẫn còn trong tình trạng chiến tranh, hơn 50 năm sau khi cuộc chiến Triều Tiên chấm dứt.

Nhiều người Nam Triều Tiên trân trọng cái mà tổng thống Kim gọi là chính sách ánh dương là giao tiếp với miền Bắc một cách không nghi ngờ, và nói rằng chính sách đó đã tạo chuyển biến trong quan hệ giữa hai bên. Những người khác coi chính sách đó là quá mềm mỏng đối với Bắc Triều Tiên, coi nhẹ cho các chương trình hạt nhân và các hành động vi phạm nhân quyền của họ.

Nhiều người trong số 15,000 người Bắc Triều Tiên đi đào tỵ sống ở miền Nam có quan điểm thứ hai đó. Họ đã liều mạng sống của mình và của gia đình để thoát khỏi cảnh đói khổ và bị ngược đãi ở miền Bắc.

Một người vừa đào tỵ nói rằng bà và những người khác cùng hoàn cảnh như bà không cảm thấy đau buồn mấy trước sự ra đi của ông Kim.

Bà nói rằng mặc dầu thực là điều đáng tiếc Nam Triều Tiên đã mất đi một chính trị gia nổi tiếng và một nhân vật lịch sử – theo ý bà, chính sách về Bắc Triều Tiên dưới thời ông Kim Dae-jung, đã bị xử lý một cách quá sai lầm.

Ông Kim Heung Gwang là một giáo sư đại học ở miền Bắc, trước khi qua miền Nam.

Ông Kim nói chung cuộc, ta phải đặt câu hỏi liệu chính sách ánh dương có đem lại sự ấm áp đủ để miền Bắc thay đổi hay không. Theo ông, câu trả lời là “Không”.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG