Đường dẫn truy cập

Tương lai quan hệ quân sự Việt Nam-Hoa Kỳ


Ông Jim Webb, Thượng Nghị sĩ đảng dân chủ, thăm Việt Nam của Trung tướng Chip Utterback, tư lệnh không đoàn 13 của Hoa Kỳ, hai bên đã bàn bạc về việc hợp tác đào tạo phi công lái máy bay chiến đấu.

Đây là một động thái hết sức quan trọng nếu đặt trong bối cảnh cuộc tranh chấp trên Biển Đông. Đứng về mặt phòng vệ của Việt Nam, phần lớn các chuyên gia quân sự đều đồng tình rằng phát triển lực lượng không quân mạnh là chiến lược hữu ích nhất để bảo vệ các vùng biển và đảo của Việt Nam trong khu vực này.

Thế nhưng phi công do Mỹ đào tạo còn máy bay thì lại mua của Nga xem ra có vẻ chưa được hợp lý cho lắm. Ngoài vấn đề giá cả đắt đỏ hơn, thì lý do quan trọng nhất là Mỹ vẫn chưa bỏ lệnh cấm bán vũ khí gây sát thương cho Việt Nam.

Nhiều người dự đoán rằng với tiến trình phát triển quan hệ quân sự hai nước như hiện nay, việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Khó đoán định được khi nào thì việc này sẽ diễn ra. Tuy nhiên, tính biểu tượng của lệnh dỡ bỏ cấm vận sẽ rất lớn, mặc dù Việt Nam có thể vẫn sẽ tiếp tục nhập vũ khí từ Nga do giá rẻ hơn đáng kể.

Ngoài ra, từ sau sự kiện Mỹ mời các quan sát viên Việt Nam tham dự các cuộc tập trận hải quân đa phương Hợp tác và Huấn luyện trên biển (CARAT), do Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tiến hành hồi giữa năm 2008, có lý do để dự đoán rằng sau khi quan hệ quân sự giữa hai nước được bình thường hóa hoàn toàn thì một cuộc tập trận chung giữa Việt Nam, Mỹ và các nước ASEAN khác ở Biển Đông là hoàn toàn có thể.

Đứng về phía Hoa Kỳ, việc dỡ bỏ cấm vận cũng như đẩy mạnh hợp tác cũng phù hợp với chủ trương của họ liên quan đến khu vực Đông Nam Á. Trên thực tế, với mục tiêu tạo ra và duy trì thế cân bằng với Trung Quốc trên Biển Đông, cách rẻ và an toàn nhất đối với Mỹ là giúp các nước yếu hơn trong khu vực để họ tự đương đầu với Trung Quốc thay vì Mỹ phải trực tiếp nhúng tay vào.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG