Đường dẫn truy cập

Các nước cấp viện muốn có sự đảm bảo hợp tác của Miến Điện


Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN, cho biết các nước viện trợ cho các nỗ lực phục hồi sau bão của Miến Điện đang tìm kiếm sự đảm bảo hợp tác của Chính quyền Miến Điện. Các nước cống hiến viện trợ và các nhóm cứu trợ lo ngại rằng Miến Điện có thể cấm cản việc nhập vào lãnh thổ Miến sau khi chính phủ quân phiệt loại bỏ thủ tục cấp visa nhập cảnh mau lẹ cho các nhân viên cứu trợ nước ngoài. Từ Bangkok, thông tín viên Daniel Schearf của đài VOA gửi về bài tường trình chi tiết sau đây.

Hôm thứ Tư, các đại diện ASEAN đã gặp gỡ các nước viện trợ và các tổ chức quốc tế tại Bangkok.

Nhóm người gồm hơn 30 thành viên bàn thảo về những nỗ lực cứu trợ giúp Miến Điện phục hồi từ sự tàn phá của bão Nargis hồi năm ngoái.

Sau cuộc họp, ông Surin Pitsuwan, Tổng thư ký ASEAN nói với các ký giả là họ rất lo ngại về tính hiệu quả của việc cứu trợ Miến Điện, cũng được biết đến với tên Myanmar. Ông cho biết Chính quyền Miến Điện hiện đang đòi hỏi các nhóm cứu trợ phải đi qua những thủ tục giấy tờ chậm chạp nếu muốn hoạt động tại quốc gia cô lập này.

Ông Surin nói: “Chúng tôi muốn chính phủ Miến Điện bảo đảm rõ ràng là từ nay chúng tôi sẽ được hưởng hậu thuẫn toàn bộ, được đi lại tự do, và có được sư điều hợp toàn bộ, để có thể thực hiện việc cứu trợ của các nước tại Miến Điện hoặc vùng châu thổ.”

Ông Surin cho biết việc giao vật phẩm cứu trợ đã diễn ra tốt đẹp trong 6 tháng đầu tiên sau bão, lúc nhóm gọi là 3 bên đảm trách việc điều hợp đến nơi. Nhưng sau khi những cố gắng cứu trợ cấp bách chuyển sang các chương trình phục hồi, Chính quyền Miến Điện đã hủy bỏ phần vụ điều hợp của nhóm, từ đó tiến trình làm đơn cho các nhân viên cứu trợ nhập cảnh bắt đầu chậm lại.

Ông Surin cũng nói thêm, các nước cống hiến cũng ghi nhận việc Miến Điện truy tố nhà lãnh đạo Dân chủ Aung San Suu Kyi đã ảnh hưởng đến suy nghĩ của giới đóng góp.

Ông Surin nói tiếp: “Chắc hẳn họ nói rằng sự kiện bà Aung San Suu Kyi đã chẳng giúp gì vào việc gia tăng nhiệt tâm của các thành phần đóng góp, khiến họ hoạt động tích cực hơn và toàn vẹn hơn. Có thể nẩy sinh một sự trì hoãn, một sự dè dặt, và rằng chuyện đó thế nào cũng liên kết với những cuộc bàn cãi và sự cứu xét cho sự cống hiến nhiều hơn.”

Tuy nhiên, ông Surin cho biết những nhà từ thiện đã không xem việc phóng thích bà Aung San Suu Kyi, người từng được giải Nobel Hòa bình như là một điều kiện gia tăng cứu trợ.

Được biết bà Aung San Suu Kyi hiện đang bị đưa ra tòa tại Miến Điện, và dự kiến sẽ bị kết án 5 năm tù. Phiên xử được nhiều giới coi là một cái cớ để bắt giam hình tượng dân chủ này.

Tháng trước, ASEAN đã đưa ra lời tuyên bố mạnh mẽ nhất từ trước đến nay nhằm đứng vào hàng ngũ những lời kêu gọi quốc tế đòi hỏi phải thả bà ra và công kích chính quyền quân phiệt Miến.

Theo truyền thống ASEAN thường áp dụng những đường lối mềm dẻo hơn đối với các nước thành viên của mình.

Việc tổ chức khu vực chiến lược này giúp họ có thể giao vật phẩm cứu trợ thành công hơn cho việc cứu trợ bão tại Miến Ðiện. Chính quyền quân nhân lúc đầu đã từ chối viện trợ nhiều tuần lễ, mà các nhà phê bình nói là đã có thể giúp tránh được rất nhiều thương vong.

Cho đến nay, khoảng 300 triệu đã được gửi tới Irrawaddy Delta, và các tổ chức đang cố gắng quyên góp thêm 700 triệu cho các cố gắng phục hồi.

Theo ước tính có 140,000 người thiệt mạng và hơn 2 triệu bị ảnh hưởng bởi cơn bão này.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG