Đường dẫn truy cập

Chi phí hậu cần cao cản trở công cuộc phát triển kinh tế của VN


Chi phí cao của hoạt động hậu cần đang gây cản trở cho công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam. Theo tường thuật hôm thứ Năm của tờ Manila Bulletin ở Philippines, nhận định vừa kể là một trong những kết luận của bản phúc trình mới nhất về nghiên cứu thị trường của Công ty Tình báo Giao thông (Transport Intelligence) có nhan đề Hậu Cần Việt Nam 2009 (Vietnam Logistics 2009).

Theo ước tính, chi phí hậu cần trên thị trường Việt Nam chiếm từ 20% đến 25% Tổng sản lượng nội địa, cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ của các nước phát triển như Hoa Kỳ và cũng cao hơn tỉ lệ của các nước khác thuộc thế giới đang phát triển như Trung Quốc.

Những chi phí này phương hại tới nỗ lực của Việt Nam nhằm tận dụng ưu thế chi phí lao động thấp để phát triển một nền kinh tế quốc gia thiên về xuất khẩu.

Phúc trình cho rằng những yếu tố tạo ra tình trạng này là cơ sở hạ tầng giao thông cũ kỹ và quá tải, kể cả hải cảng, phi trường, đường sá và thiết lộ; guồng máy hành chánh hoạt động thiếu hiệu năng; trễ nãi trong thủ tục thông quan; và sự kiện là các nhà sản xuất ở Việt Nam không muốn giao công việc cho các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần nước ngoài.

Phúc trình này cho biết thêm rằng tình hình này đang thay đổi dần, nhờ vào việc chính phủ Việt Nam đầu tư nhiều tỉ đô la để cải thiện cơ sở hạ tầng, trong đó có các dự án Cảng container Cái Mép và phi trường quốc tế mới ở Long Thành, cả hai đều nằm gần Sài Gòn.

Phúc trình của Transport Intelligence cho biết lợi ích rõ ràng nhất về mặt hậu cần ở Việt Nam là sự gia tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông đã giúp cải thiện việc chuyên chở bằng đường bộ với các nước láng giềng.

Một thí dụ cụ thể là Hành lang Côn Minh- Hải Khẩu- Hà Nội- Hải Phòng giúp cho các công ty vận chuyển đường bộ nối kết Việt Nam với mạng lưới vận chuyển đường bộ trong khu vực, giúp cho chi phí chuyên chở quốc tế giảm tới 30%.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG