Đường dẫn truy cập

Cuộc chiến chống HIV/AIDs ở Châu Á mang lại kết quả tốt xấu lẫn lộn


Trong bản đánh giá mới nhất của Liên Hiệp Quốc, Châu Á báo cáo những thắng lợi trong cuộc chiến chống dịch bệnh HIV/AIDS, nhờ vào sự tiếp cận nhiều hơn các dược phẩm cấp thiết và sự cảnh giác ngày càng tăng của quần chúng, và sự sụt giảm về tỷ lệ lây nhiễm ở Miến Điện, Kampuchea và Thái Lan. Tuy nhiên, theo bài tường thuật của thông tín viên Ron Corben từ văn phòng Đông nam Á của đài VOA, thì các quốc gia đông dân khác như Indonesia, Bangladesh và Trung Quốc vẫn còn gặp khó khăn vì tỷ lệ lây nhiễm cao.

Phúc trình của Liên Hiệp Quốc về dịch bệnh AIDS toàn cầu công bố trong tuần này nói rằng cuộc chiến chống lại virut tại Châu Á mang lại những kết quả xấu tốt lẫn lộn. Có khoảng 380,000 người ở khắp vùng này đã chết vì dịch bệnh AIDS trong năm 2007. Theo ước tính, có khoảng 5 triệu người Á Châu sống với virut gây bệnh này. Ông Sun Gang thuộc toán công tác hỗn hợp của Liên Hiệp Quốc đặc trách vấn đề HIVAIDS ở Thái Lan, nói rằng dịch bệnh HIV AIDS vẫn còn là một mối đe dọa.

Ông Sun nói: “Năm 2007, trong toàn vùng Châu Á Thái bình dương, chúng ta có khoảng 5 triệu người sống với HIV và AIDS; Các ca lây nhiễm mới trong năm 2007 lên đến con số 380 ngàn. Sự kiện này có nghĩa là mỗi ngày có trên 1,000 ca lây nhiễm mới trong vùng. Vì thế mà dịch bệnh này chưa hết đâu. Thực sự là chưa hết.”

Ông Sun nói rằng đã có sự sụt giảm trong tỷ lệ toàn bộ ở Kampuchea, Miến Điện và Thái Lan. Nhưng Indonesia, Papua New Guinea, Việt Nam và Pakistan báo cáo tỷ lệ cao hơn về số bệnh nhân mang HIV dương tính.Bangladesh và Trung Quốc cũng báo cáo một sự gia tăng chậm nhưng liên tục về lây nhiễm. Trung Quốc có ước chừng 650,000 người sống với HIV.

Các tỷ lệ về ca bị lây nhiễm được báo cáo trong số những người đàn ông có quan hệ tình dục với đàn ông trong vùng. Bản phúc trình của Liên Hiệp Quốc nói rằng những khối dân có rủi ro cao, tỷ như những người nghiền ma túy tiêm chích, vấp phải những hàng rào đáng kể trong việc phòng ngừa và trị bệnh. Phúc trình nói rằng các chính sách chính phủ thường ngăn những người tiêm chích ma túy không được tiếp cận với các phương pháp điều trị thay thế.

Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippin, Sri Lanka và Việt Nam xếp hạng thấp trong việc cung cấp dược phẩm để phòng ngừa việc truyền virut từ mẹ sang con. Nhìn về tương lai, phối hợp viên tại chỗ của Liên Hiệp Quốc tại Bangkok, bà Gwi Yeop Son nói rằng các khó khăn chính bao gồm việc việc bảo đảm có đủ nguồn tài chính là rất quan trọng.

Bà Son nói: “Chúng ta cần phải đầu tư lâu bền vào các nỗ lực điều trị, chăm sóc và phòng ngừa HIV/AIDS. Cứ 2 người được điều trị thì lại có thêm 5 người mới bị nhiễm bệnh. Bệnh dịch này chưa hết và chúng ta còn một khối người 33 triệu bị nhiễm với thêm 7,000 ca lây nhiễm mới mỗi ngày.”

Bà Son nói rằng những người làm chính sách, các đối tác dân sự và các lãnh đạo cộng đồng tất cả đều phải gia tăng nỗ lực, để tránh tình trạng tự mãn sau những thắng lợi đã đạt được trong những năm vừa qua. Bản phúc trình được công bố 1 tuần lễ trước Hội nghị quốc tế lần thứ 17 về bệnh AIDS tại Mexico.



Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG