Đường dẫn truy cập

Quốc Hội Nepal biểu quyết bãi bỏ chế độ quân chủ


Quốc Hội Nepal đã biểu quyết bãi bỏ chế độ quân chủ trị vị từ nhiều thế kỷ qua trên đất nước quốc gia nhỏ bé trong vùng Himalaya này và chuyển thành một quốc gia theo thể chế cộng hòa. TTV Anjana Pasricha tường trình từ New Delhi rằng người ta tin là quyết định này nhằm dọn đường cho việc tổ chức bầu cử và phục hồi dân chủ vào năm tới.

Quyết định tuyên bố Nepal là 'một nước cộng hòa dân chủ liên bang' được đại đa số đại biểu quốc hội lâm thời chấp thuận.

Trong cuộc biểu quyết hôm thứ sáu 270 đại biểu trong số 329 thành đã bỏ phiếu ủng hộ việc chấm dứt chế độ quân chủ của Nepal. Chỉ có 3 phiếu chống và số phiếu còn lại là phiếu trắng.

Kết quả biểu quyết không gây ngạc nhiên cho dư luận vì trước đó chính phủ đã thỏa thuận với nhóm nổi dậy Mao ít bãi bỏ chế độ quân chủ.

Thảo thuận này đạt được 3 tháng sau khi các phần tử nổi dậy Mao ít ngưng tham gia chính phủ, đòi phải bãi bỏ ngay chế độ quân chủ đã trị vì từ nhiều thế kỷ nay. Từ một thập kỷ qua nhóm Mao ít đã tiến hành một cuộc nội chiến chống chế độ quân chủ.

Kết quả biểu quyết hôm thứ sáu xác định thỏa thuận đã đạt được trước đó, nó cũng tiêu biểu cho một sự thỏa hiệp giữa nhóm nổi dậy và các đảng chính trị, và sẽ được thực thi sau cuộc bầu cử có lẽ được tổ chức vào giữa tháng 4 năm 2008.

Giáo sư Lok Raj Baral thuộc trung tâm nghiên cứu về các vấn đề đương đại nói rằng quyết định về bầu cử sẽ sớm được đưa ra.

Giáo sư Baral nói rằng giờ đây tất cả các đảng đã đạt thỏa thuận và đều hài lòng. Và trong vài ngày tới chính phủ sẽ loan báo về ngày bầu cử.

Tại Nepal người ta xem nhà Vua là hóa thân của một vị thần Ấn giáo là thần Vishnu. Quốc Vương Gyanendra kế vị một triều đại đã trị vì từ thế kỷ 18 đến nay. Ông lên ngôi sau khi phần lớn thân thuộc của ông trong hoàng gia bị tàn sát vào năm 2001.

Tuy nhiên, quốc vương Gyanendra đã bị mất lòng dân khi ông giải tán chính phủ, tóm thâu toàn bộ quyền hành trong tay hồi năm 2005, và chỉ chịu trao quyền lại cho các chính đảng sau khi xảy ra các cuộc biểu tình phản đối đẫm máu kéo dài trong nhiều tuần lễ hồi tháng 4 năm 2006.

Hành động tóm thu hết quyền hành của vua Nepal đã mở đường cho nhóm nổi dậy Mao ít và các chính đảng kết hợp thành một lực lượng chấm dứt chế độ quân chủ tại Nepal và đạt được một hòa ước.

Người ta tin rằng các cuộc bầu cử sắp tới đây sẽ phục hồi dân chủ cho Nepal và kết thúc một thời kỳ đầy xáo trộn trong lịch sử nước này.


Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG