Đường dẫn truy cập

Mỹ, Bulgaria bàn về kế hoạch phòng chống phi đạn


Tổng thống Bush đang thực hiện chuyến công du tại Bulgaria để hội đàm về những kế hoạch cho việc Hoa Kỳ đặt một hệ thống phòng chống phi đạn tại Châu Âu và để cảm ơn các nước thành viên của Khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO về việc gởi binh sĩ tham gia vào cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan.

Sau khi đặt vòng hoa tưởng niệm tại Nghĩa trang Chiến sĩ Vô Danh, Tổng thống Bush đã bắt tay các cựu chiến binh Bulgaria từng tham gia cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan, những người đang đứng ở tư thế nghiêm tại quảng trường Nevsky tại thủ đô Sofia, trong những bộ quân phục ngụy trang ở sa mạc.

Bulgaria đã đóng góp nhiều trăm binh sĩ trong cả hai cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan và là một trong những đồng minh lớn nhất của Tổng thống Bush tại khu vực Balkan. Quốc hội Bulgaria đã gia hạn việc triển khai lực lượng tham chiến này cho đến tháng Ba năm tới. Đã có 13 binh sĩ Bulgaria tử trận trong cuộc chiến tại Iraq.

Phát biểu với các nhà báo sau cuộc hội đàm với Tổng thống Bulgaria Georgi Parvanov, Tổng thống Bush đã cảm ơn nhân dân Bulgaria đã ủng hộ nhân dân Iraq, những người mà Tổng thống Bush gọi là mong muốn được sống trong một xã hội tự do.

Ông Parvanov nói: “Cuộc chiến tại Iraq rất gay go, và tôi biết rằng một số gia đình của quý vị đã phải chịu đựng những đau khổ. Nhân danh đất nước chúng tôi, tôi xin gởi lời chia buồn và cầu nguyện đến các gia đình có người thân đã hy sinh vì chiến đấu chống lại những phần tử cực đoan và những kẻ giết người.”

Hôm thứ bảy, nhiều trăm người ủng hộ cộng sản Bulgaria đã biểu tình chống cuộc chiến tranh tại Iraq, và chống những kế hoạch đặt 2,500 binh sĩ Hoa Kỳ tại Bulgaria. Tuy nhiên nhìn chung thì mọi người đều ủng hộ, từ việc đón tiếp Tổng thống Bush, cho đến việc ông được chào đón ở Albany hôm chủ nhật, không giống như những cuộc biểu tình phản đối chiến tranh rầm rộ tại Đức và Italy trong chuyến công du này.

Bulgaria là một trong những nước thành viên mới nhất gia nhập Khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương, và muốn liên minh xuyên Đại Tây Dương này đóng một vai trò lớn hơn trong các kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ phi đạn của Hoa Kỳ tại Châu Âu.

Các kế hoạch của Hoa Kỳ nhằm thiết lập một đài Radar tại Cộng Hòa Czech và một hệ thống phi đạn phòng thủ tại Ba Lan để chống những phi đạn tầm xa từ Iran có thể sẽ không bảo vệ được Bulgaria.

Tuy nhiên, Tổng Thống Bush nói rằng các phi đạn tầm xa mà hệ thống phòng thủ này dự định chống lại, có thể sẽ bay ngang qua Bulgaria. Vì vậy ông đề nghị giúp phòng thủ Bulgaria bằng một hệ thống chống phi đạn tầm trung.

Ông Bush nói: "Sự kiện Bulgaria không phải là moột phần trong hệ thống lá chắn phi đạn tầm xa không có nghĩa là nước này không cần đến những trang thiết bị và sự giúp đỡ để đối phó với phi đạn tầm trung. Đó là phương cách mà tôi có thể trả lời cho câu hỏi này. Tôi biết rằng điều này sẽ tạo ra một số lo ngại ở ChâuÂu về lá chắn phi đạn vì sự phản đối của Nga."

Trước đây, Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã mô tả kế hoạch của Hoa Kỳ như là sự khởi đầu cho một cuộc chạy đua vũ trang mới. Tuy nhiên trong moột hành động đầy ngạc nhiên tại Hội nghị thượng đỉnh giữa các nước công nghiệp hàng đầu trên thế giới trong tuần trước,ông Putin đã đề nghị sử dụng moột đài Radar từ thời kỳ Sô Viết tại Azerbaijan cho kế hoạch này.

Tổng Thống Putin nói rằng các phi đạn chống phi đạn có thể đặt căn cứ tại Thổ Nhĩ Kỳ hay Iraq. Theo lời nhà lãnh đạo Nga thì nếu đề nghị này được chấp nhận, ông sẽ không còn đe dọa hướng những phi đạn của Nga vào Châu Âu một khi kế hoạch của Hoa Kỳ được thực hiện.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG