Đường dẫn truy cập

Tệ nạn buôn người gia tăng mỗi năm


Hôm thứ năm, những người hoạt động cho nhân quyền, cùng đại diện chính phủ Hoa Kỳ và các học giả đã hội họp tại Washington để thảo luận về vấn đề buôn người, không phải để cho mục đích mại dâm, mà là để cưỡng bách lao động. Hoa Kỳ nói rằng hàng trăm ngàn người trên thế giới là nạn nhân của nạn buôn người mỗi năm. Tệ nạn này thường thấy tại một số quốc gia nhiều hơn tại các quốc gia khác, nhưng các tham dự viên nói rằng ngay cả Hoa Kỳ cũng chưa giải quyết được nạn này.

Một đại diện cho tổ chức Human Rights Watch đã khai mạc hội nghị kéo dài một ngày với một buổi trình chiếu các tấm slide giải thích tình trạng cơ cực của những phụ nữ Châu Á di cư bất hợp pháp từ các nước nghèo như Indonesia, Miến Điện và Lào sang các nước giàu có hơn như Thái Lan và Malaysia để tìm việc làm.

Bà Nisha Varia, đặc trách việc liên hệ với các phụ nữ này, nói rằng nhiều người bị mắc kẹt trong công việc làm của họ vì chủ nhân họ dọa sẽ trục xuất họ về nước nếu họ than phiền về điều kịên làm việc, chẳng hạn như làm việc nhiều giờ, không được đi ra ngoài và bị đánh đập hay lạm dụng tình dục. Bà Varia mô tả tình trạng của một số phụ nữ mà bà tìm cách giúp đỡ như sau:

Một số các phụ nữ này rất lo lắng. Có một cô phải vào phòng vệ sinh để nôn mửa vì quá sợ hãi. Chúng tôi cho họ số Điện thoại của những đường giây nóng, của đại sứ quán Indonesia, và của những tổ chức bất vụ lợi chuyên trợ giúp những lao động bị lạm dụng. Có người không dám cầm lấy mảnh giấy có ghi số Điện thoại trên đó.

Bà Varia nói rằng những người lao động cưỡng bách cần được bảo vệ thêm. Bà nói bà ước mong có thể dùng Hoa Kỳ như là một thí dụ cho thấy một nước không có nạn buôn người. Tuy nhiên, mặc dầu có những nỗ lực của chính phủ Bush để giải quyết vấn đề này song nó vẫn tồn tại ở Bắc Mỹ, motä phần là vì thị trường công việc làm vững mạnh tại Hoa Kỳ.

Bà Varia nói với cử tọa rằng những phụ nữ lao động nói với bà nhiều lần rằng họ chỉ muốn được đối xử như con người, giống như những người khác.

Bà Andrea Bertone, giám đốc tổ chức Human Trafficking.org do Hoakỳ tài trợï, cũng chú trọng vào nạn buôn người tại Châu Á. Bà nói rằng các lao động bất hợp pháp thường bị coi là công dân hạng nhì, như một cuộc thăm dò ý kiến chủ nhân tại Thái Lan hồi gần đây đã cho thấy.

Khoảng phân nửa số chủ nhân này không tin rằng người lao động chui nên có cùng quyền hạn như các lao động Thái Lan. Họ không tin rằng những người nầy nên có quyền tự do phát biểu ý kiến, họ không tin rằng những người này có quyền lập công đoàn. Cuộc thăm dò ý kiến nầy cho chúng ta thấy tại sao có vấn đề lạm dụng lao động.

Ông John Fitzpatrick thuộc bộ lao động Hoa Kỳ mô tả những nỗ lực của các cơ quan liên bang, kể cả bộ của ông và Cơ quan di trú và hải quan, đang thực hiện để hợp tác với nhau về vấn đề này. Nhưng ông không cho thấy một hình ảnh tốt đẹp.

Chúng tôi đang làm việc với Cơ quan di trú và hải quan và Cơ quan điều tra liên bang. Chúng tôi đã mở những buổi đào tạo chung với các nhân viên của họ để điều tra những tổ chức buôn người. Chúng tôi mở một chiến dịch nhiều mặt, nhưng còn phải làm nhiều hơn nữa.

Những người hoạt động cho nhân quyền đã đưa ra những giải pháp như các quy định baỏ vệ lao động tốt hơn, và tạo công ăn việc làm tại các nước nghèo nơi phát sinh những người lao động bất hợp pháp. Hồi năm 2000, Liên hịêp quốc đã thông qua một thoả hiệp mới chống các tổ chức tội phạm, và chống nạn buôn người, nhất là buôn phụ nữ và trẻ em.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG