Đường dẫn truy cập

VN-Từ một nước bị cô lập trở thành thành viên thứ 150 của WTO


Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới đã được chính thức hóa hôm thứ năm. Sự kiện này là một dấu mốc quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế lâu dài của Việt Nam, Việt Nam đã chuyển từ một nền kinh tế với sự chỉ đạo tập trung sang một nền kinh tế thị trường, và từ việc bị cô lập tới việc mở cửa và hội nhập quốc tế cũng như toàn cầu hóa.

Qui chế thành viên chính thức mới nhất của Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO đối với Việt Nam đã bắt đầu có hiệu lực vào ngày thứ năm. Các điều khoản thương mại mà Việt Nam đã thỏa thuận trong nhiều năm đàm phán với 149 thành viên khác của WTO đã bắt đầu có hiệu lực pháp lý.

Bà Nguyễn Thị Bích, Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế Bộ Tài chính cho biết điều này có nghĩa là hàng rào thuế quan đối với nhiều loại hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được dỡ bỏ.

Trong những năm tới thuế quan đối với một số loại hàng hóa khác cũng sẽ giảm xuống tới gần 0%, trong đó có các sản phẩm công nghệ như máy vi tính.

Các nhà xuất khẩu đang háo hức được tiếp cận những người tiêu dùng đang ngày càng trở nên thịnh vượng ở Việt Nam. Các công ty Mỹ đã được hưởng mức thuế xuất thấp đối với một số loại hàng hóa thông qua Thỏa thuận Thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam hay còn gọi là BTA.

Tuy nhiên chuyên gia về thương mại của Hội đồng Thương mại Mỹ-Việt, Bà Shiumei Lin cho biết các biểu thuế mới thậm chí còn thấp hơn biểu thuế trong Thỏa thuận Thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, và những mức thuế này cũng áp dụng đối với những sản phẩm như thịt heo, là sản phẩm mà Việt Nam đã từng coi là quá nhạy cảm để mở cửa thị trường.

Ví dụ, thuế đối với sản phẩm thịt heo sẽ rất thấp, tôi nghĩ sẽ khoảng 15%. Trong khi đó sản phẩm này thậm chí không hề được đàm phán trong thỏa thuận BTA. Sản phẩm này được coi là sản phẩm nhạy cảm, và vì vậy không được thương lượng”

Tuy nhiên đối với các nhà nhập khẩu, mức thuế giảm chỉ là một phần.

Điều thậm chí còn quan trọng hơn thuế quan là việc toàn bộ hệ thống thương mại của Việt Nam được cải cách. Có một danh sách dài những luật lệ mà Việt Nam đã viết lại nhằm hội đủ tiêu chuẩn để trở thành thành viên chính thức của WTO ngày hôm nay.

Đối với người tiêu dùng Việt Nam, điều này có nghĩa là họ sẽ có nhiều hàng hóa để lựa chọn. Thuế nhập khẩu đối với hàng hóa như Ti vi chẳng hạn sẽ giảm xuống từ 50% xuống còn 40% vào ngày thứ năm này, và cuối cùng sẽ giảm xuống còn 20%.

Kinh tế gia Vivek Suri tại văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội cho biết người tiêu dùng sẽ không lập tức được hưởng mức giá giảm, tuy nhiên trong tương lai họ sẽ được hưởng lợi từ điều này.

Giá cả hàng hóa giảm không phải là vấn đề duy nhất, mà chất lượng của hàng hóa cũng là một vấn đề đáng kể. Vì vậy có lẽ quí vị sẽ thấy giá giảm nhưng quí vị cũng có thể sẽ thấy nhiều chủng loại hàng hóa đa dạng nhập vào nước này, và những hàng hóa có chất lượng tốt hơn.

Đối với nhiều người Việt Nam, gia nhập WTO không chỉ cóû vấn đề về kinh tế. Trong cuộc chiến chống Pháp và Mỹ, đất nước này đã bị cộng đồng quốc tế cô lập.

Sự cô lập này còn hằn sâu hơn sau khi cuộc chiến tranh kết thúc vào năm 1975, khi Hoa Kỳ và các nước khác cắt quan hệ ngoại giao và tẩy chay các hoạt động thương mại với Việt Nam. Việc gia nhập WTO được xem là bước cuối cùng trong tiến trình mà Việt Nam gọi là “hội nhập”.

Nhà sử học Dương Trung Quốc, một đại biểu Quốc hội Việt Nam nói:

Nhiều vấn đề còn tồn tại thậm chí ngay cả sau khi Việt Nam quay sang phát triển kinh tế thị trường vào năm 1986. Ông Nguyễn Trần Bát là người sáng lập công ty tư vấn kinh doanh đầu tiên của Việt Nam vào năm 1980. Ông cho biết trong những năm đầu của thập niên 90, thậm chí cả những người Việt Nam làm cho các công ty nước ngoài đều bị nghi là những nhà tư bản.

Ngày nay, những thói quen như vậy đã thuộc về quá khứ. Thanh niên Việt Nam không còn nghĩ về tư bản chủ nghĩa như một sự áp đặt của nước ngoài mà đơn giản là cách làm kinh doanh của hầu hết mọi người trên thế giới.

Vào giữa tháng 12, khoảng 400 ngàn người Việt Nam đã tuần hành tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để đón mừng việc Việt Nam gia nhập WTO.

Họ không đón mừng vì những hàng điện tử gia dụng giá rẻ sắp có mặt trên thị trường, mà họ mừng cho cuộc đấu tranh để trở thành một quốc gia bình thường của Việt Nam, một quốc gia có kim ngạch xuất khẩu tăng 20% trong năm nay.

Mời quí vị bấm vào đường dẫn ở trên để theo dõi toàn bộ bài tường trình:

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG