Lịch sử của truyền thống Vinh Quy Bái Tổ theo tài liệu của Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, có thể tính đi từ thời của Vua Lê Thánh Tông cuối thế kỷ 15 (1484) khi lệ “Bia Đá Đề Danh” được ban hành và đồng thời các tiến sĩ tân khoa cũng được vua ban yến tiệc, mũ, áo, cân, đai và lính hầu đưa về Làng với cờ lọng chiên trống rầm rộ. Tục lệ Vinh Quy Bái Tổ này được ban hành khoảng 400 năm sau khi trường đại học đầu tiên, Quốc Tử Giám, mà vua Lý Nhân Tông đã cho xây tại Thăng Long tức Hà Nội ngày nay
Ngày nay 82 bia đá vẫn còn có thể tìm thấy trên lưng những con rùa đá tồn tại theo năm tháng tàn phá tại Văn Miếu Quốc Tử Giám tại Hà Nội. Nói chung, đây là di tích của một văn hóa người Việt Nam trọng văn học và theo đạo lý “Công Cha, Nghĩa Mẹ, Ơn Thầy”
Đến đầu thế kỷ 19, 700 năm sau khi có Quốc Tử Giám, Việt Nam Quốc có 2,266 tiến sĩ theo Khoa Cử Việt Nam, Tập Thượng của Nguyễn Thị Chân Quỳnh. Người Việt Nam hiếu học hiển hiện theo lịch sử dân tộc.
Trên tinh thần muốn làm sống lại một truyền thống tốt đẹp, Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam đã bốn năm nay tổ chức những chương trình Vinh Quy Bái Tổ cho các tân khoa tốt nghiệp cử nhân, kỹ sư, cao học, tiến sĩ và bác sĩ.
Năm nay có khoảng 20 tân khoa tham dự trong khoảng vài chục tân khoa đã ghi danh. Chặng đường từ sau khi tốt nghiệp đối với mỗi cá nhân có thể khác nhau. Người rẽ bước ngoặc đi làm, kẻ học tiếp theo ngã chuyên môn
Con đường đi học trong một xã hội cấp tiến không bao giờ kết thúc. Đạt điểm đích này để hướng đến điểm đích kế tới.
Đặc biệt chương trình Vinh Quy Bái Tổ năm nay, thành phần ban tổ chức là những cựu tân khoa những kỳ trước, bây giờ là những chuyên gia. Điển hình có Luật Sư Denise Lê, Thạc Sĩ Carolyn Nguyễn, Thạc Sĩ Đạt Nguyễn, Tiến sĩ Trần-Giáo Sư Đại Học Rice v.v.
Ngày nay những hình thức cờ lọng, trống, chiên chỉ còn lại dư âm của ý nghĩa truyền thống củ kỹ. Những người bạn trẻ sinh trưởng tại Mỹ không mấy ai am tường nguyên thủy câu chuyện
Không biết chi tiết, nhưng những bạn trẻ Việt Nam tại Mỹ này có chung một đặc điểm là rất bạo dạn và dám khám phá những lãnh vực hoàn toàn mới. Một yếu tố rất Tây Mỹ trong một tự hào dân tộc rất Việt Nam mà thế hệ trẻ tại hải ngoại ngày nay có được từ chọn lọc hai dòng văn hóa Âu Á.
Trong sự biểu đạt giới hạn bằng Việt Ngữ của những bạn trẻ này, họ gởi một tự hào dân tộc tính với một ý thức văn hóa đáng đuợc cổ võ.
Sau 1975, người Việt Nam tại hải ngoại trong môi trường tự do đã phát triển vượt bực rõ nét. Tài liệu của Hội Chuyên Gia Việt Nam có nhắc đến hơn 300,000 chuyên gia Việt Nam Hải Ngoại. Như vậy, nguồn chất xám của Việt Nam không giới hạn ở yếu tố con người nhưng thịnh suy trong quốc nội hay hải ngoại là bởi yếu tố môi trường.