Đường dẫn truy cập

Nhiều nước ở Á Châu nằm trong danh sách những kẻ thù tệ hại nhất của quyền tự do sử dụng Internet


Theo bài tường thuật từ Hongkong của phái viên VOA Claudia Blume, Tổ chức Ký Giả không Biên giới nói rằng nhiều chính phủ ở Châu Á nằm trong số những kẻ thù tệ hại nhất của quyền tự do sử dụng mạng Internet vì các chính phủ này ngày càng kiểm duyệt các website và bỏ tù những người bầy tỏ các quan điểm bị cho là nguy hiểm trên mạng.

Trước ngày thứ tư, là ngày Tự do Báo chí Thế giới, các chuyên gia nói rằng những quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam và Nepal đang cảm thấy bị đe dọa hơn bao giờ hết vì sự bùng phát trong việc sử dụng Internet và dân chúng ngày càng tìm tòi thông tin trên mạng toàn cầu.

Trong danh sách “Những Kẻ Thù của Internet” do tổ chức Ký giả Không Biên Giới có trụ sở tại Paris liệt kê, có 7 nước ở Châu Á, trong đó có Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam và Miến Điện.

Các chuyên gia cảnh báo rằng thiếu quyền tự do thông tin, các xã hội Á Châu có nguy cơ chứng kiến thêm tham nhũng và lạm dụng chức quyền, trong khi sự bất mãn trong dân chúng gia tăng đưa đến thêm bất ổn xã hội.

Sử dụng kỹ thuật tinh vi để thanh lọc, buộc các quán cà phê Internet phải đăng ký người dùng và bắt các công ty cung cấp dịch vụ Internet phải tiết lộ chi tiết của người dùng, các chính phủ tìm cách kìm hãm một phương tiện mà họ nhận thấy là họ cũng cần đến trong công cuộc thúc đẩy hiện đại hóa và tăng trưởng kinh tế.

Ông Jef Julliard, một chủ biên trong tổ chức Ký Giả Không Biên Giới, nói rằng trong số 60 người đang bị tù vì bầy tỏ chính kiến bất đồng trên mạng, có 48 người Trung Quốc.

Ông Julliard nói rằng không có nước nào khác trên thế giới mà một số người có thể bị tù và bị tuyên các bản án nặng như 10 năm tù, chỉ vì họ đã phổ biến một số câu chuyện, bài báo hay bản tin có tính cách chỉ trích trên mạng Internet để đòi thêm dân chủ tại nước họ.

Tổ chức Ký giả Không Biên giới cũng chỉ trích công ty Internet Yahoo của Hoa Kỳ là đã hợp tác với chính quyền Trung Quốc đưa đến việc bắt giữ 4 người bầy tỏ chính kiến bất đồng trên mạng.

Internet đã trở thành một công cụ mạnh ở Châu Á, nơi quyền tự do báo chí bị hạn chế. Internet đã giúp ngày càng nhiều người truy cập các nguồn tin tức khác nhau và đã cung cấp cho nhiều người nơi để tự do phát biểu ý kiến lần đầu tiên.

Nhưng ông Roby Alampay, tổng giám đốc Liên Minh Báo chí Đông Nam Á ở Bangkok, nói rằng mặc dù kỹ thuật thông tin đã giúp nhiều người trong vùng, Internet vẫn là một phương tiện rất dễ bị thương tổn.

Theo ông Alampay thì cùng lúc với các cá nhân và tổ chức phát hiện sức mạnh của phương tiện này, thì các chính phủ cũng vận dụng tiềm năng đó để duy trì quyền lực bằng cách kiểm duyệt thông tin và nắm quyền kiểm soát.

Việt Nam không theo kịp Trung Quốc về tiền bạc và kỹ thuật, cũng đã dùng cảnh sát Internet để thanh lọc các nội dung “phản động” và theo dõi các quán cà phê Internet.

Một trong số những người bị bỏ tù là ông Phạm Hồng Sơn bị kết án tù 5 năm và 3 năm quản thúc tại gia chỉ vì đã phổ biến bản dịch bài tham luận về dân chủ của bộ ngoại giao Hoa Kỳ cho bạn bè và các giới chức.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG