Việc cựu Tổng thống Nam tư Slobodan Milosevic đột tử trong nhà giam của Tòa án tội phạm chiến tranh tại La Haag, Hà lan, phần nào dù muốn hay không cũng đã gây nên nhiều bối rối cho các chính khách cũng như dư luận Âu châu. Cho tới nay, sau khi khám nghiệm tử thi, nguyên nhân đội tử được xác định là suy tim theo lời thông báo của phát ngôn nhân tòa án tội phạm chiến tranh Alexandra Milenov. Theo như lời bác sĩ khám nghiệm tử thi, nguyên nhân tử vong của Slobodan Milosevis là ngừng tim. Các bác sĩ đã tìm ra hai chỗ mà từ đo có thể suy ra nguyên nhân của việc tử vong. Các tin tức về khám nghiệm độc tố trong cơ thể sẽ được đưa ra nay mai.
Tuy vậy nhiều giả thuyết đưa ra về cái chết bất ngờ của nhà lãnh đạo Nam tư đầy nghịch tính này cho thấy sự phân rẽ giữa Tây Âu và Nga không phải một sớm một chiều có thể xóa bỏ được nhanh chóng. Tấc cả đang trông chờ vào xét nghiệm độc tố trong cơ thể. Người ta nghi ngờ rằng Solobodan Miloseiv đã dùng những loại thuốc không có trong toa đơn của bác sĩ tại La Haag kê và những loại thuốc này đã vô hiệu hóa thuốc cao huyết áp, một căn bệnh mà ông Milosevic đã từng chữa chạy từ nhiều năm nay và cũng từng là nguyên nhân chính của những vụ hoãn tòa. Có những chính kiến cho rằng, Milosevic cố tình dùng những loại thuốc không có trong đơn kê của bác sĩ để lấy cớ có thể về Moskva chữa bệnh theo như nguyện vọng của chính mình và gia đình.
Việc chữa chạy cho Milosevic trong quá khứ đã từng là tranh cãi giữa Nga và Tòa án La Haag. Có gia đình, vợ và con ở Nga, với tài sản giàu có, việc ông Milosevic xin đi Nga chữa bệnh là điều tất yếu. Tuy nhiên tòa án La Haag và phương tây lo ngại rằng nếu thả ông Milosevic về Nga, sức khỏe cũng có thể là lí do để ông này không bao giờ quay trở lại La Haag mặc dù phía Nga đã ra lời bảo đảm thông qua lời người phát ngôn nhân bộ ngoại giao của mình là ông Michail Kamynin.
Nga sẽ đệ trình lên Tòa án quốc tế La Haag hàng loạt các tài liệu cần thiết để là bằng cớ đi đến quyết định cho phép ông Milosevic về Nga chữa bệnh. Bênh cạnh đó, bản thân ông Milosevic cũng đã hứa rằng sẽ trở lại Tòa án ngay sau khi khám và chữa bệnh xong.
Những lời đảm bảo này đã không thuyết phục được tòqa án La Haag và chỉ một tuần trước khi ông Milosevic đột tử, Tòa án đã bác bỏ đơn xin này với lí do theo như lời công tố viên Carla del Ponte: Theo bà Del Ponte, ông Milosevic có đầy đủ các bác sĩ giỏi cũng như điều kiện y tế để chữa bệnh tại La Haag. Tòa án đã định tiếp tục lấy lời khai dựa trên tình hình sức khỏe khả quan của ông Miklosevic.
Thế còn liệu có khả năng ông Milosevic bị đầu độc như ông ta đã từng lo ngại trong một bức thư của mình trước khi chết? Luật sư Ivana Janu, một trong những thẩm phán của Cộng hòa Séc đã từng làm việc tại Tòa án La Haag đã bác bỏ điều này và cho biết: Theo bà Janu, khi tới La Haag và năm 2001, bà đã thực sự ngạc nhiên khi thấy chất lượng nhà tù tại đây, rõ ràng đây là trại giam ở một sứ siở chưa từng biết đến chế độ độc tài và có thể những điều kiện trong nhà tù La Haag còn tố gấp trăm lần điều kiện sống của những người dân bình thường tại những quốc gia đang phát triển.
Cái chết của Slobodan Milosevic không chỉ cho thấy rõ những nghi ngờ còn tiềm ẩn giữa Nga và phương tây mà cũng có đặt ra một câu hỏi về vai trò của tòa án La Haag.
Bắt đầu thành lập từ năm 1993, cho tới nay, với đội ngũ 12 ngàn nhân viên, Tòa án La Haag đã khởi tố hơn 160 người phần lớn là người Serbia với những tội danh nặng như diệt chủng trong chiến tranh Bancăng hồi những năm 90. Cho tới nay kết án 37 tội phạm chiến tranh, trong đó có những nhân vật nổi tiếng như cựu Tổng thống Bosna và Hercegovina Biliana Plavcic. Tòa án dư định sẽ kết thúc công việc của mình vào năm 2010. Thế nhưng một khi Slobodan Milosevic đã chết thì tòa án La Haag cò tiếp tục hay không? Luật sư Ivana Janu từ Cộng hòa Séc tin tưởng: Tất nhiên rằng vụ việc Milosevic thì sẽ kết thúc vì không có bị cáo thì sẽ không có phiên tòa, thế nhưng cả ba vị chánh án cùng thẩm phán là những nhân vật thuộc ngành pháp lý rất giỏi, có tên tuổi và đầy uy tín. Họ sẽ còn phải tiếp tục những công việc của họ.