Đường dẫn truy cập

Tại sao chất kháng sinh thuộc nhóm Fluoroquinolones lại bị cấm xử dụng trong việc nuôi thủy sản và gia súc


Chất kháng sinh thuộc nhóm Fluoroquinolones được phát hiện trong một số lô hàng cá basa và thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam đã đưa đến việc 3 tiểu bang miền nam Hoa Kỳ ra lệnh cấm bán các sản phẩm này. Chúng tôi đã tiếp xúc với Cơ Quan Kiểm Soát Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ, và ông Nguyển Tử Cương, Cục Trưởng Cục Quản Lý Chất Lượng An Toàn Vệ Sinh và Thú Y Bộ Thủy Sản Việt Nam để tìm hiểu về lý do tại sao chất này lại bị Hoa Kỳ cấm xử dụng trong việc nuôi thủy sản và gia súc, và cách đối phó của Việt Nam về vụ các lô hàng của Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ bị phát hiện có dấu vết của loại kháng sinh này .

Fluoroquinolones là nhóm kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn rộng, và được xử dụng nhiều trong việc chữa những bệnh nhiễm trùng cho người, nhất là chứng nhiễm trùng tiết niệu. Chất này cũng được xử dụng để bào chế thuốc chữa bệnh nhiễm trùng cho gia súc, gia cầm và trong ngành nuôi thủy sản.

Trong ngành vệ sinh thực phẩm, các quốc gia có những tiêu chuẩn khác nhau đối với dư lượng của Fluoroquinolone trong sản phẩm tiêu thụ. Ông Nguyễn Tử Cương, Cục Trưởng Cục Quản Lý Chất Lượng An Toàn Vệ Sinh và Thú Y thuộc Bộ Thủy Sản Việt Nam cho biết:

Vào tháng 8 năm nay, 3 tiểu bang miền nam Hoa Kỳ đã ra lệnh tạm ngưng bán các sản phẩm cá basa và một số thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam vì phát hiện thấy dấu vết của Fluoroquinolone. Theo tờ The Decatur Daily News phát hành tại bang Alabama ngày 5 tháng 10, sau một thời gian kiểm tra, bang này đã triển hạn lệnh cấm bán hầu hết các thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam, dựa trên kết quả cuộc kiểm tra 21 lô hàng thì có 19 lô mang dấu vết của thuốc kháng sinh.

Hoa kỳ cấm bán các sản phẩm nào có dấu vết của loại kháng sinh này vì mối lo ngại là tiêu thụ các thực phẩm đó, cơ thể con người sẽ bị lờn thuốc.

Chúng tôi đã tiếp xúc với bà Kimberly Rawlings, phát ngôn viên của Cơ quan Kiểm Soát Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ, về lệnh cấm bán các sản phẩm có dấu vết của kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolone và được giải thích rằng chính phủ liên bang hiện đang ra lệnh cảnh báo để kiểm soát hầu ngăn chặn bất cứ lô hàng nào, không những của Việt Nam mà còn của các quốc gia bị nghi ngờ, có dấu vết của nhóm kháng sinh Fluoroquinolone, tại ngay các cửa khẩu.

Theo lời ông Nguyển Tử Cương thì để ứng phó với vấn đề này, Việt Nam đã đưa ra một số biện pháp như gửi thư thông báo cho cơ quan kiểm soát thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ về hệ thống tổ chức và kết quả hoạt động kiểm soát và an toàn vệ sinh và thú y thủy sản trong lãnh vực sản xuất kinh doanh thực phẩm ở Việt Nam nói chung, và trong lãnh vực sản xuất kinh doanh thủy sản, đặc biệt là kiểm soát các dư lượng kháng sinh bị cấm nói riêng, hệ thống lại các hoạt động hợp tác giữa Cục Quản Lý Chất Lượng An Toàn Vệ Sinh và Thú Y Thủy Sản Việt Nam với Cơ Quan Kiểm Soát Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ trong kiểm soát an toàn vệ sinh thủy sản ở Việt Nam.

Cũng theo lời Cục Trưởng Cục Trưởng Cục Quản Lý Chất Lượng An Toàn Vệ Sinh và Thú Y Bộ Thủy Sản Việt Nam thì Việt Nam đang cố gắng tiến tới các mục tiêu là: bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong nước và tại những nước nhập khẩu thủy sản Việt Nam, bảo vệ môi trường và mục tiêu cao nhất là phát triển thủy sản bền vững.

Ngoài ra hai Hiệp Hội về ngành nghề thủy sản của Việt Nam là Hội Nghề Cá Việt Nam tức Vinafish và Hiệp Hội Chế Biến Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam tức VASEP cũng đã triển khai một loạt các công tác nhắm giúp hội viên hiểu chính xác thông tin và và tăng cường hoạt động kiểm soát hóa chất kháng sinh bị cấm xử dụng.


Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG