Đường dẫn truy cập

Kỷ niệm 30 năm ngày ký kết Hiệp Định Helsinki


Ngày 1 tháng 8 năm nay đánh dấu kỷ niệm 30 năm ngày ký kết Hiệp Định Helsinki, văn kiện xác lập nguyên tắc theo đó việc tôn trọng nhân quyền được coi như một quan tâm chính đáng trong chính sách đối ngoại.

Lúc đầu, hiệp định Helsinki đã gây nhiều tranh cãi. Nhiều người lo sợ rằng các nước Tây phương đang đã tìm cách hợp thức hóa ách thống trị của chế độ Xô viết đối với Đông âu và Liên Bang xô Viết, để đổi lấy những cam kết vô nghĩa về nhân quyền. Khi Tổng Thống Hoa Kỳ Gerald Ford ký hiệp định Helsinski, ông tuyên bố: “Lịch Sử sẽ phán xét hội nghị này, không dựa trên những phát biểu của chúng ta tại đây ngày hôm nay, mà dựa trên những hành động của chúng ta trong tương lai, không dựa trên những lời hứa hẹn chúng ta đưa ra, mà dựa trên những hứa hẹn mà chúng ta thực hiện.”

Một số cá nhân ở Đông âu và Liên Bang xô Viết thời đó được cổ vũ đứng lên tự giải quyết vấn đề. Hồi tháng Năm 1976, nhà vật lý học và tranh đấu cho nhân quyền Yuri Orlov loan báo tại Mascơva sự thành lập của một nhóm công dân nhằm thúc đẩy việc tuân thủ hiệp định Helsinki. Sau đó, các nhóm công dân khác được thành lập tại Ukraina, Lithuania, Armenia, Gruzia, Tiệp khắc, Ba Lan, và các nước khác. Những con người can đảm thuộc cả hai giới nam và nữ sống dưới các chế độ Cộng Sản áp bức đã dựa vào Hiệp Định Helsinki để đòi nhân quyền và thay đổi chính trị một cách ôn hòa.

Nhờ những nhà tranh đấu nam và nữ tại Đông âu đã không bỏ cuộc, và nhờ các nước tự do ở phương Tây tiếp tục tin tưởng nơi họ, một Châu âu bị chia rẽ cuối cùng đã tái thống nhất trong hòa bình. Chủ nghĩa cộng sản theo kiểu Sô-Viết đã cáo chung ở Châu âu, và chính Liên Bang xô Viết cũng sụp đổ.

Trong năm qua, được cổ vũ bởi cùng những nguyên tắc dân chủ này , nhân dân các nước Gruzia, Cộng hòa Kyrgystan, và Ukraina đã đứng lên tranh đấu để mang lại những thay đổi dân chủ hòa bình. Nhưng còn rất nhiều việc cần phải làm nếu muốn thực hiện đầy đủ những hứa hẹn của hiệp định Helsinki tại tất cả 55 nước đã ký kết văn kiện này. Đặc biệt các nước Belarus, Turkmenistan, and Uzbekistan vẫn chưa thực hiện những lời cam kết của họ về nhân quyền, dân chủ và chế độ pháp trị.

Thay đổi dân chủ không phải là điều đương nhiên sẽ xảy đến. Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Condoleeza Rice nói: “Nó đòi hỏi phải làm việc cật lực, phải có lòng tận tụy, và quyết tâm của những người mưu tìm tự do. Nó đòi hỏi phải có những cố gắng làm việc, sự tận tụy và quyết tâm của những người ủng hộ cho họ… Nhưng nó cũng đòi hỏi phải có niềm tin vào những nguyên tắc chung về tự do và nhân quyền.”

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG