Đối với những người khiếm thị hay mắt kém, hệ thống chữ nổi Braille đã giúp mở ra một thế giới cho họ bằng cách giúp cho họ biết đọc, biết viết. Lá Thư Mỹ Quốc hôm nay mời quí thính giả theo dõi bài tường trình của Mike O’Sullivan cho biết rằng hệ thống chữ nổi do giáo chức người Pháp Louis Braille phát minh ngày nay vẫn còn được xử dựng rộng rãi, kèm theo với những kỹ thuật trợ giúp khác như máy điện toán.
Học viện Braille của Hoa Kỳ, một tổ chức bất vụ lợi có trụ sở ở miền nam California, vẫn giúp đỡ cho người khiếm thị từ 85 năm nay. Trong số 200 lớp học mà học viện này cung ứng, một số chú trọng đến việc dạy đọc và viết bằng hệ thống chữ nổi Braille có từ thế kỷ thứ 19. Người ta đã lấy tên của chính người phát minh để đặt cho hệ thống chữ nổi này, đó là nhà giáo Louis Braille. Hệ thống này xữ dụng những chấm nổi được đính vào trang giấy . Học viện Brialle tại California duy trì một thư viện chữ nổi rất lớn và hàng năm in ấn hơn 13 triệu trang sách Braille.
Theo bà Adama Dyoniziak, giám đốc học viện tại khu vực Los Angeles, cho biết 5 trung tâm của học viện tại California còn dạy học viên những xảo năng để tự lo liệu lấy cho họ, giúp họ hiểu rõ hơn về khả năng của các giác quan, dạy họ nấu ăn và thu xếp nhà cửa.
Những khóa học này sẽ dạy họ về những hoạt động thường ngày và những công việc mà mọi người ai cũng phải làm: thức dậy buổi sáng, tắm rửa, vệ sinh, ăn uống v..v..
Trung tâm cũng dạy cho học viên biết về máy điện toán. Có 1 dụng cụ nối vào với máy điện toán để chuyển chữ viết sang hệ hệ thống chữ nổi Braille. Một lập trình khác để chuyển tài liệu chữ viết từ những địa chỉ trên Internet sang thành tiếng nói. Bà Syoniziak giải thích:
Khi quí vị đánh vào bàn phím máy điện toán thì trong tai quí vị sẽ nghe thấy những gì mà quí vị đang đánh vào máy. Rồi sau đó quí vị sẽ trở ngược lại và nghe máy đọc lại cho quí vị nghe những gì mà qúi vị đã đánh vào máy để coi lại xem có lỗi gì hay không.
Bà Debbie Lawrence, bị mù ngay từ lúc mới ra đời, cho biết ngay từ ngày còn thơ dại bà đã tập cách sống với khuyết tật của bà.
Lúc nào tôi cũng biết rằng tôi không nhìn thấy gì, nhưng cha mẹ anh em tôi đối xử với tôi cũng giống như họ đối xử với nhau.
Bà Lawrence đã theo học đại học, môn chính của bà là tiếng Tây Ban Nha và nhạc. Công việc bà làm là điện thoại viên cho tổng đài tại học viện Braille.
Bà Lawrence nhận thấy là hệ thống chữ nổi Braille thật là vô giá, nhưng bà cũng dành rất nhiều thời giờ để vào các trang Web tìm kiếm thông tin và giải trí. Cô Ashira Santos cũng phải đối phó với chứng thị lực kém kể từ khi cô ngoài hai mươi. Giờ đây 27 tuổi, cô có thể nhận thấy lờ mờ hình dáng và màu sắc của vật thể, kỳ dư cô không nhìn thấy gì nhiều về thế giới chung quanh.
Thị giác tôi bắt đầu suy yếu dần kể từ năm tôi 20 vì chứng bệnh tiểu đường.
Cô Santos hiện đang theo học môn quản trị kinh doanh tại đại học thành phố Los Angeles nằm sát cạnh học viện Braille.
Cô đã phải nhờ cậy đến máy điện toán và những phương tiện trợ giúp kỹ thuật cao khác để bắt kịp chương trình học.
Có một dụng cụ dể phóng lớn bài viết trên màn ảnh máy truyền hình và 1 lập trình sẽ giúp phóng lớn bài vở bằng chữ viết trên màn ảnh máy điện toán.
Dẫu sao thì cô cũng đang học hệ thống chữ nổi Braille vì cô biết rằng một ngày nào đó cô sẽ hoàn toàn không còn nhìn thấy gì nữa.
Theo bà Adama Dyoniziak thì ngày nay huấn nghệ là trọng tâm của học viện này. Với một chương trình phối hợp các lớp dạy và tư vấn, các học viên được học nghề để tìm việc làm, và qua chương trình thực tập, học viên có được một số kinh nhgiệm làm việc thực tiễn. Cô Ashira Santos giúp hướng nghiệp cho các học viên mới tại học viện này. Ngoài Tây Ban Nha là tiếng mẹ đẻ, cô Ahshira Santos còn dạy Anh ngữ cho những người di dân khiếm thị nữa.