Đường dẫn truy cập

Cảm nghĩ của nhà văn Phạm Xuân Ðài về Sài Gòn xưa và nay


30 năm sau ngày thất thủ, Sài Gòn đã có rất nhiều thay đổi. Trong một buổi sinh hoạt với đề tài Nhớ Về Sài Gòn dự tính tổ chức tại Boston, bang Masachusetts, nhà văn Phạm Xuân Đài, một cây bút chuyên về du ký và hiện nay là chủ biên cho tờ nguyệt san thế Kỷ 21 xuất bản tại quân Cam, bang California, đã dự tính đến thuyết trình về Sài gòn. Tuy nhiên bài thuyết trình này không được đọc vì bão tuyết khiến ông phải quay về và buổi sinh hoạt đã bị hủy bỏ. Ông đã cho đăng lại bài thuyết trình trên số đặc biệt của Thế Kỷ 21 tưởng nhớ về Sài Gòn nhân dịp 30 tháng tư năm ngoái.

30 tháng tư năm nay, ông đã nói chuyện về những thay đổi của Sài Gòn và cảm nghĩ của ông đối với thành phố mà tất cả những người dân sinh trưởng và lớn lên ở miền nam đều mến yêu.

Trong bài thuyết trình không đọc, tác giả Phạm Xuân Đài nhắc đến chuyến đi Paris và những giây phút ở thành phố này mà bất chợt ông lại cảm thấy như đang ở một vỉa hè, một góc phố nào đó của Sài gòn xưa cũ. Theo ông, những kiến trúc của người Pháp ở Paris và những gì họ để lại trong thành phố nơi mà ông đã sống một thời gian dài ở tuổi hoa niên có những điểm tương đồng khiến làm ông nhớ lại thành phố Sài Gòn thời xưa cũ của ông.

Nhưng nếu chỉ có kiến trúc giống nhau không thôi thì nó không đủ cho người ta cái cảm giác là Paris và Sài gòn rất gần gũi với nhau. Điều tạo nên được cái cảm giác thân thương giữa 2 thành phố chính là những phong thái, nét văn hóa mà người Pháp đã để lại cho Sài Gòn.

Sau khi di tù cải tạo trở về, Tác giả đã có những cảm nhận ra sao về một thành phố đã thay tên ?

Tuy nhiên , mặc cho Sài gòn bị xuống cấp, bộ mặt bên ngoài của Sài Gòn vào cuối thập niên 1980 có khác xa với Sài gòn trước 1975, nhưng theo tác giả tinh thần của người Sài Gòn vẫn không khác xưa . Ông càng cảm nhận ra điều này khi ra thăm Hà Nội cuối thập niên 1980.

Khi nhận định về công cuộc cải tổ hiện nay, ông Phạm Xuân Đài cho rằng điều mà Việt Nam đang làm chỉ là quay về với những giá trị truyến thống cũ mà con người tên thế giới đã xây dựng từ bao ngàn năm nay.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG