Đường dẫn truy cập

Tân nhạc Việt Nam sau 30 năm: Ai còn ai mất ?


Trong những ngày cuối tháng 4 năm 75, rất nhiều tin đồn được tung ra về sự mất còn của giới nghệ sĩ trong tình trạng rối loạn của Sài Gòn. Người nào còn ở lại, người nào quyết định ra đi. Người nào bị bắt, người nào đi thoát. Trong cảnh hỗn độn và náo loạn đó, những tin đồn trên đã gây hoang mang không ít nơi những người yêu nhạc đối với những tiếng hát trước đó từng mang đến cho họ những giây phút thoải mái về tinh thần. Tin đồn gây xúc động nhất là tin Khánh Ly đã bỏ xác trên biển Đông khi tìm đường vượt biên, trong khi xác Elvis Phương trôi dạt vào bãi biển Vũng Tầu...

Bây giờ đã đúng 30 năm, tình trạng của những nghệ sĩ đó ra sao, hoạt động của họ như thế nào hẳn mọi người đều biết. Sau 30 năm kể từ khi đợt đầu tiên những nghệ sĩ rời Việt Nam ra đi, nay là thời điểm thích hợp nhất để kiểm điểm lại thành phần nghệ sĩ tại hải ngoại trong suốt 30 năm qua. Đó là quãng thời gian dài đối với những người cùng nhau kết hợp lại thành một lực lượng nghệ sĩ đông đảo tại hải ngoại để phục vụ người yêu nhạc sống đời ly hương. Cũng trong 30 năm đó đã có thêm một thế hệ nghệ sĩ trẻ xuất hiện để đóng góp vào một lực lượng hùng hậu sẵn có tại hải ngoại, cùng với những nghệ sĩ ra đi những năm sau biến cố tháng Tư năm 75. Ngoài ra cũng đã có một số nghệ sĩ đã quyết định giã từ sân khấu để trở về với đời sống bình thường. Loạt bài dài nhiều kỳ này nhắm vào những nghệ sĩ hải ngoại đã vĩnh viễn xa rời chúng ta trong khoảng 30 năm nay. Thêm vào đó là sự ra đi của những nghệ sĩ quen thuộc trước 75 còn ở lại quê hương sau biến cố tháng 4, cùng một số nghệ sĩ lão thành có nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt ca nhạc Việt Nam nói chung. Và đó cũng là dịp để những người yêu nhạc, yêu mến nghệ sĩ tưởng nhớ về những người đã góp phần vào việc xây dựng nền âm nhạc Việt Nam... Trước hết là một số nam nữ ca sĩ đã vĩnh viễn xa lìa cuộc sống trong vòng 30 năm qua.

· NGỌC LAN


Sự ra đi gây nhiều xúc động nhất trong giới nghệ sĩ tại hải ngoại là sự ra đi của nữ ca sĩ Ngọc Lan. Cô trút hơi thở cuối cùng vào hồi 8 giờ 25 sáng ngày 06 tháng 03 năm 2001 tại bệnh viện Vencor, Huntington Beach ( nam California).

Hàng ngàn người đã đến viếng thăm linh cữu Ngọc Lan tại nhà quàn Dilday Brother ở Huntington Beach trong hai ngày 8 và 9 tháng 03 năm 2001. Số người dự tang lễ của cô tại Thánh Đường Thánh Linh ở Fountain Valley vào hồi 1ù0 giờ sáng ngày 10 tháng 03 năm 2001 cũng chật ních đối với sức chứa gần 1000 người. Trong khi những người đứng ở ngoài cũng lên tới con số tương đương như vậy. Sau đó trên 2000 người đã tiễn đưa cô đến nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang Chúa Chiên Lành ở Huntington Beach khi tang lễ hoàn tất..

Ngọc Lan đã qua đời vì một căn bệnh hiểm nghèo đã hành hạ cô trong suốt một thời gian dài. Căn bệnh của cô được giới chuyên khoa gọi là chứng "đa thần kinh hóa sợi"
Ngọc Lan tên thật là Lê Thanh Lan, sinh ngày 28 tháng 12 năm 1956 tại Nha Trang và là người con thứ năm trong số 8 người con trong một gia đình khá giả.. Ngọc Lan là một giọng ca thành danh tại hải ngoại vào đầu thập niên 90, kể từ khi cộng tác với trung tâm “Mây” trên những chương trình video “Hollywood Nights”. Tên tuổi Ngọc Lan đã hoàn toàn chinh phục được cảm tình của mọi người, sau khi trung tâm "Mây" thực hiện riêng cho cô hai chương trình video đặc biệt dưới quyền đạo diễn của Đặng trần Thức la "Như Em Đã Yêu Anh" và "Mặt Trời Bên Kia Mùa Hạ".

· SĨ PHÚ

Nam ca sĩ hào hoa, từng là thần tượng của phái nữ một thời tại Sài Gòn cũng đã ra đi vào lúc 0 giờ 55 phút ngày 19 tháng 07 năm 2000 tại bệnh viện UCI, nam California do ung thư phổi, được phát hiện từ tháng 4 năm 1999. .Lễ an táng anh được cử hành ngày 26 tháng 07 năm 2000 tại nghĩa trang Peek Family tại thành phố Westminster.

Ba tuần trước đó, Sĩ Phú đã cho ra mắt CD cuối cùng của mình là " Còn Chút Gì Để Nhớ " tại vũ trường Majestic, ở nam California. Hình ảnh đáng ghi nhớ nhất trong buổi ra mắt này là hình ảnh của một Sĩ Phú ngồi trên xe lăn, được bạn bè dìu lên sân khấu trình bầy nhạc phẩm " Còn Chút Gì Để Nhớ " với sự phụ họa của toàn thể anh chị em nghệ sĩ

Sĩ Phú tên thật là Nguyễn Sĩ Phú, sinh ngày 09 tháng 01 năm 1942 tại Bonneng Thakhet, Lào. Anh gia nhập làng tân nhạc vào năm 1968,ø khi cất tiếng hát nhạc phẩm đầu tiên trên đài truyền hình Sài Gòn trong dịp kỷ niệm ngày thành lập binh chủng Không Quân Việt Nam. Chỉ một thời gian ngắn sau , anh trở thành nổi tiếng với những nhạc phẩm tình cảm lãng mạn, trong số có những nhạc phẩm tiền chiến như : Tà Aùo Xanh, Trở Về Bến Mơ, Em Tôi, Hoài Cảm, Cô Láng Giềng, vv...Người nam ca sĩ kiêm thiếu tá không quân này rất ít xuất hiện trên sân khấu nhạc hội hoặc vũ trường ở Sài Gòn. Tuy nhiên anh hát rất nhiều trong những chương trình ca nhạc tổ chức tại Câu Lạc Bộ Không Quân trong phi trường Tân Sơn Nhất. Sĩ Phú rời Việt Nam năm 75. Qua hải ngoại tiếng hát của anh vẫn là một giọng ca thu hút cảm tình của thính giả trong những năm đầu. Nhưng sau đó gần như anh đã ngưng hẳn hoạt động về nghệ thuật trong suốt một thời gian gần 10 năm để tái xuất hiện trên một chương trình do trung tâm Trường Thanh thực hiện vào năm 95.

· THÁI HẰNG

Cũng do ung thư phổi, một trong những tiếng hát kỳ cựu của nền tân nhạc Việt Nam là Thái Hằng – nhũ danh Phạm Thị Thái Hằng - cũng đã từ giã cõi đời vào hồi 05 giờ 30 sáng ngày 14 tháng 8 năm 1999 tại tư gia ở Midway City, nam California hưởng thọ 73 tuổi. Lễ an táng nữ danh ca Thái Hằng diễn ravào ngày vào sáng thứ Bẩy 21 tháng 8.99 tại nghĩa trang Peek Family Funeral Home ở thành phố Westminster theo nghi lễ Phật Giáo. Bà là vợ của nhạc sĩ Phạm Duy, được ông gọi là “thần hộ mạng” và là “bà chúa ngục” của mình. Mặc dù đã ngưng hoạt độngtừ lâu trước khi qua đời, nhưng không ai có thể quên được sự đóng góp lớn lao của bà cho nền tân nhạc Việt Nam, kể từ bà bắt đầu cất tiếng hát vào cuối thập niên 40, nhất là từ khi là thành viên của ban hợp ca Thăng Long.

· HOÀI TRUNG

Ba năm sau khi danh ca Thái Hằng qua đời, một thành viên khác của ban hợp ca Thăng Long là Hoài Trung cũng đã vĩnh viễn ra đi vào ngày 27 tháng 07 năm 2002 tại thành phố West Covina, nam California. Ông hưởng thọ 83 tuổi, để lại vợ và 4 người con. Nghi thức hoả thiêu Hoài Trung được tổ chức vào ngày 06 tháng 08 năm 2002 tại nghĩa trang Rose Hills trong khuôn khổ gia đình.

Hoài Trung Phạm Đình Viêm sinh ngày 20 tháng 07 năm 1920 tại Bạch Mai, Hà Nội. Ông là em củaông Phạm Đình Sỹ, thân phụ của nữ ca sĩ Mai Hương và là anh của các nghệ sĩ tên tuổi Thái Hằng, Hoài Bắc Phạm Đình Chương và Thái Thanh, là những người đã cùng với ông gầy dựng nên ban hợp ca Thăng Long, lẫy lừng với những ca khúc như Ngựa Phi Đường Xa, Tiếng Dân Chài, Hội Trùng Dương, Ô Mê Ly, vv...
Năm 1975, ông sang Hoa Kỳ, cư ngụ tại Pasadena và vào năm 79, ông lập lại ban hợp ca Thăng Long hải ngoại cùng với Hoài Bắc và Mai hương.

· ANH TÚ

Nam ca sĩ Anh Tú chính thức bước sang một thế giới khác kể từ 8 giờ 30 tối thứ Tư 03 tháng 12 năm 2003 tại bệnh viện UCI ở nam California. Các y sĩ điều trị ở đây cho biết não bộ của người em trai của nam ca sĩ Tuấn Ngọc và là anh của Khánh Hà và những ca sĩ trong ban nhạc The Uptight đã bị tê liệt. Anh Tú tên thật là Lã Anh Tú, sinh tại Đà Lạt vào năm 50, ngoài phần trình bầy những nhạc phẩm ngoại quốc êm dịu, còn có nghệ thuật diễn tả rất vững vàng và truyền cảm những nhạc phẩm tình cảm Việt Nam. Anh Tú đến với ca nhạc vào năm 69. Đến năm 70 cùng với hai em là Khánh Hà và Thúy Anh gia nhập ban nhạc The Blue Jets. Qua đến năm 72, ban nhạc Uptight được thành lập. Năm 75, anh sang Mỹ để một thời gian sau cùng các em và các bạn tái thành lập ban Uptight và anh đã gắn bó với ban nhạc này suốt từ ngày đó cho đến năm 93. Sau đó Anh Tú đã quyết định tìm cho mình một hướng đi riêng rẽ với tư cách là một ca sĩ độc lập.

· MỸ THỂ

Nếu đề cập đến tiếng hát trình bầy rất đạt nhạc phẩm “ Ai Lên Xứ Hoa Đào “ của Hoàng Nguyên hoặc “ Đường Xưa Lối Cũ “ của Hoàng Thi Thơ thì chắc chắn người yêu nhạc sẽ nhắc tới Mỹ Thể, một tên tuổi từng có một thời được biết tới nhiều. Đã từ rất lâu cho đến khi qua đời vì trọng bệnh, người ta ít có dịp được nghe nhắc nhở đến người nữ ca sĩ dễ mến này đã đi hát từ năm 63 này, vì chị đã thu gọn cuộc sống của vào trong phạm vì gia đình.

Đến tháng 3 năm 80, Mỹ Thể một mình vượt biển trót lọt đến Thái Lan để 5 tháng sau được xum họp với gia đình, gồm mẹ và các con sang Hoa Kỳ từ trước. Năm 89, Mỹ Thể từ giã California sang Pháp sau khi lập gia đình lần thứ hai. Người chồng đầu tiên có 4 người con với chị là nhạc sĩ Nguyễn Hữu Sáng, em ruột của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết. Từ năm 89 đến năm 96 Mỹ Thể cùng chồng về Orlando, Florida sinh sống. Và cũng từ năm 96, Mỹ Thể quyết định từ giã sân khấu.

Mỹ Thể tên thật là Công Huyền Tôn Nữ Mỹ Thể, sinh quán tại Huế. vào Sài Gòn năm 58 khi được 17, 18 tuổi.

Mỹ Thể giã từ cuộc đời vào ngày 08 tháng 10 năm 2000 tại Paris, sau khi được đưa từ Orlando qua chữa trị căn bệnh ung thư.

· HÙNG CƯỜNG

Một trong những nam danh ca của tân nhạc Việt Nam với giọng hát “ténor” nổi tiếng là Hùng Cường cũng đã xa lià cuộc sống vào cuối thập niên 90, sau khi rời Việt Nam vào ngày 28 tháng 02 năm 1980. Anh cư ngụ tại Garden Grove, California cho đến khi lìa đời.

Hùng Cường tên thật là Trần Kim Cường sinh ngày 21 tháng 12 năm 1935. Đó là người nghệ sĩ đã lăn lộn trong nghề trên bốn thập niên trong nhiều lãnh vực nghệ thuật : Tân Nhạc, Cổ Nhạc, Kịch Nghệ và Điện Aûnh. Anh đã bước lên sân khấu lần đầu tiên khi còn đang theo học tiểu học tại trường Trần Hưng Đạo với nhạc phẩm “Con Chim Hòa Bình Đang Đau Nặng” của Lê Thương và đã đươ.c toàn thể thầy cô, phụ huynh và học sinh cả trường hoan nghênh. Ngay từ những năm 54, 55 anh đã nổi tiếng qua các nhạc phẩm: Ông Lái Đò, Vọng Ngày Xanh, Sơn Nữ Ca, Đường Xưa Lối Cũ, Chàng Đi Theo Nước, vv...Qua đến thập niên 60, Hùng Cường được biết đến nhiều hơn nữa khi gửi đến người nghe những nhạc phẩm được gọi là kích động nhạc vào thời đó, nhằm vào những sinh hoạt trong cuộc sống quân ngũ như : Dù Hoa Lạc Lối, Đám Cưới Nhà Binh, Một Trăm Phần Trăm, Kim, Say, vv...Sau đó hợp với Mai Lệ Huyền thành cặp “Sóng Thần”, nổi tiếng với những ca khúc tươi vui và kích động như : Hai Trái Tim Vàng, Vì Chưa Ngỏ Ý, Hờn Trách, Túp lều Lý Tưởng, Bắt Đền, vv... Tất cả những nhạc phẩm này đã đươ.c thu diã và đạt đươ.c một số bán kỷ lục...

· TRẦN VĂN TRẠCH

Người nghệ sĩ được mệnh danh là “quái kiệt” của nền tân nhạc Việt Nam là Trần Văn Trạch qua đời vào ngày 12 tháng 04 năm 1994. Người ta gọi ông là “quái kiệt” do mái tóc dài rất cách mạng trong thập niên 50 và do tài hoạt náo cùng nghệ thuật bắt chước những tiếng bắn súng, dội bom, tiếng phi cơ hay tiếng xe lửa chạy của ông cùng với tài bắt chước nhiều ngôn ngữ như Anh, Tầu và Nga. Ông là bào đệ của giáo sư Trần Văn Khê, bào huynh của cựu ca sĩ Ngọc Sương hiện cư ngụ tại Montreal, Canada và là chú của nhà nghiên cứu âm nhạc Trần Quang Hải. Giới nghệ sĩ thường gọi ông bằng tên thân mật là “Anh Ba”, một người suốt đời tận tụy với sân khấu, với ánh đèn mầu. “Anh Ba” Trạch sinh năm 1924 tại làng Đông Hoà, tỉnh Mỹ Tho trong một gia đình có nhiều người am tường về âm nhạc, nhất là nhạc cổ.

Trần Văn Trạch bắt đầu trình diễn những nhạc phẩm hài hước trong những năm 1947-1948 tại vũ trường Theophlie ở vùng Đakao với những sáng tác của nhạc sĩ Lê Thương. Sau đó ông bắt đầu tự sáng tác với nhạc phẩm hài hước đầu tay là Anh Phu Xích Lô. Sau đó trở thành nổi tiếng với những nhạc phẩm hài hước Cái Đồng Hồ Tay, Cái Tê-Lê-Phôn, Sở Vòi Rồng, Đừng Có Lo, vv...hoặc nhạc phẩm mang tính cách bi thương như Chuyến Xe Lửa Mồng Năm. Không những thế ông còn là tác giả của một nhạc phẩm hùng mạnh nổi tiếng là Chiến Xa Việt Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là không ai không biết tới nhạc phẩm Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia do ông sáng tác và trình bầy, được phát thanh hàng tuần trong chương trình xổ số kiến thiết ở miền nam Việt Nam.

Năm 1977, Trần Văn Trạch sang Paris, ông chỉ âm thầm hoạt động cho đến khi lìa đời. Ông được an táng tại nghĩa trang Valenton ở ngoại ô Paris...

· THANH HÙNG

Cũng tại Paris , vào ngày 09 tháng 10 năm 2003, một trong những hát “ténor” đầu tiên của Việt Nam cũng đã từ giã cõi đời tại bệnh viện thành phố Pontoise, ngoại ô Paris vào lúc 16 giờ 20. Sang định cư tại Paris từ năm 1996, Thanh Hùng trước đó được biết nhiều đến tên tuổi qua nghệ thuật trình bày những nhạc phẩm như “Hải ngoại thương ca”, “Mấy Dặm Sơn khê”, “Đêm Nguyện Cầu”, “Ông Lái Đò”, “Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn”, vv, vv... Năm 1966 Thanh Hùng đoạt huy chương vàng đơn ca nam trong giải tuyển lựa ca sĩ. Đặc biệt tiếng hát ông được biết đến rất nhiều với câu hát đầu tiên cao vút trong nhạc phẩm “Hội nghị Diên Hồng”, được phát thanh thường xuyên trong những năm 60-61 Định cư tại Pháp năm 1996, Thanh Hùng thường đóng góp tích cực trong các chương trình văn nghệ của cộng đồng. Ai đã từng nghe những nhạc phẩm như . Một buổi tưởng niệm dành cho Thanh Hùng đã được tập san Ngày Mới tổ chức tại Paris vào ngày 07 tháng 12 năm 2003.

Cũng tại thủ đo Pháp Quốc, một nam ca sĩ nhạc trẻ được biết đến nhiều trong thập niên 60 tại Việt Nam cũng đã vĩnh viễn ra đi. Đó là Prosper Thắng, qua đời vào cuối thập niên 80. Một giọng ca nữ của nền nhạc trẻ Việt Nam là Jennie Mai cũng đã trở về với cát bụi vào năm 1991, khi còn trong lứa tuổi 30, đang trên đường tạo được tiếng vang. Cô qua đời do hậu quả đến từ một cuộc phẫu thuật thẩm mỹ tại Hawaii.

· BILLY SHANE

Cái chết gây xúc động nhất trong giới nhạc trẻ Việt Nam là cái chết của Billy Shane. Anh từ giã cõi đời ngày 19 tháng 11 năm 1994 tại nam California bỏ lại người vợ Mỹ tên Barbara.

Billy Shane tên thật là Billy Yamasaki, mang quốc tịch Nhật, sinh ngày 20 tháng 3 năm 1946. Khi còn theo học trung học tại trường Taberd, anh còn có tên là Billy Lee Klassen, mang quốc tịch Đức. Từ khi gia nhập ban nhạc trẻ The Spotlights vào năm 1966 tại Sài Gòn và sau đó là các ban The Strawberry Four, The Vibrations, vv..., Billy Shane đã tạo được rất nhiều chú ý với giọng ca cao vút của anh trong những nhạc phẩm như Love Me Please Love Me, Sherry, Barabara Ann, Cara Mia, vv...của các ban nhạc The Four Seasons, The Beach Boys, vv...Không những vậy những nhạc phẩm lờo Pháp do anh trình bày từng một thòi làm mê mệt những khán giả trẻ tuổi. Đó là những ca khúc như Maman, Tombe La Neige, Elle Eùtait Si Jolie, vv...

Billy Shane sang Hoa Kỳ từ thang3 năm 1972 và không còn hoạt động về ca nhạc nhiều như trước, ngoài một lần góp mặt trên chương trình video Kỷ Niệm 10 Năm của trung tâm Asia cũng như thu thanh trên vài tapes nhạc và CD của trung tâm này. Hoặc thỉnh thoảng giữ phần phụ họa trong những nhạc phẩm do các ca sĩ bạn trình bầy.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG