Đường dẫn truy cập

Xuất khẩu Trung Quốc tăng nhưng giảm phát tiếp diễn, kinh tế bấp bênh


Địa điểm Hội chợ Xuất nhập khẩu tại Quảng Châu, Trung Quốc. Xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng lên nhanh hơn trong tháng 12/2023 nhưng áp lực giảm phát vẫn tồn tại.
Địa điểm Hội chợ Xuất nhập khẩu tại Quảng Châu, Trung Quốc. Xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng lên nhanh hơn trong tháng 12/2023 nhưng áp lực giảm phát vẫn tồn tại.

Xuất khẩu của Trung Quốc tăng với tốc độ nhanh hơn trong tháng 12, trong khi áp lực giảm phát vẫn tồn tại vào tháng trước, điều này tiếp tục nuôi dưỡng những kỳ vọng về các biện pháp nới lỏng chính sách nhiều hơn nhằm củng cố nền kinh tế đang có nhiều điểm yếu đáng kể khi bước vào năm 2024.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có thể thở phào nhẹ nhõm trước những dấu hiệu thương mại toàn cầu đang dần chuyển hướng với triển vọng chi phí vay thấp hơn trong tương lai. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài sản kéo dài khiến người tiêu dùng thận trọng và những thách thức địa chính trị cho thấy một năm gập ghềnh nữa cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Dữ liệu hải quan cho thấy xuất khẩu tăng 2,3% so với một năm trước đó vào tháng 12, so với mức tăng 0,5% trong tháng 11 và vượt qua mức tăng 1,7% dự kiến trong cuộc thăm dò của Reuters. Nhập khẩu tăng 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức dự báo tăng 0,3% nhưng vẫn đảo ngược mức giảm 0,6% một tháng trước đó.

Năm ngoái, xuất khẩu của Trung Quốc giảm lần đầu tiên kể từ năm 2016.

Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo về khả năng thương mại hàng hóa sẽ giảm 2 nghìn tỷ USD hay 8% vào năm 2023.

Xuất khẩu của Hàn Quốc, một chỉ số được theo dõi chặt chẽ về thương mại toàn cầu, đã tăng tháng thứ ba trong tháng 12, trong khi dữ liệu xuất khẩu mới nhất của Đức trong tháng 11 gây ngạc nhiên về mức tăng.

Các nhà phân tích cũng dự đoán rằng lãi suất sẽ giảm ít nhất 1,5 điểm phần trăm ở Hoa Kỳ và châu Âu trong năm nay, điều này sẽ cải thiện nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu.

Chưa hết, giá tiêu dùng ở Trung Quốc đã giảm tháng thứ ba trong tháng 12 trong khi giá cả tại cổng nhà máy kéo dài thêm chuỗi ngày giảm giá đã diễn ra hơn một năm, dữ liệu riêng biệt từ Cục Thống kê Quốc gia cho thấy, làm nổi bật lên sự tồn tại dai dẳng của các lực gây giảm phát ở nền kinh tế khổng lồ ở châu Á.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,2% vào năm 2023, tốc độ chậm nhất kể từ năm 2009 và chỉ số giá sản xuất cả năm giảm 3%, đánh dấu mức suy thoái mạnh nhất kể từ năm 2015.

Các nhà phân tích kỳ vọng sẽ có nhiều biện pháp hỗ trợ chính sách hơn trong thời gian ngắn để thúc đẩy nhu cầu.

Ngoài ra, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với các nền kinh tế yếu kém ở nước ngoài, khi Ngân hàng Thế giới cảnh báo hôm 9/1 rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại trong năm thứ ba liên tiếp.

“Các đơn đặt hàng nước ngoài mới cho các nhà sản xuất Trung Quốc đã tăng đáng kể trong tháng trước, nhưng đó không phải là xu hướng dài hạn”, Dan Wang, kinh tế gia trưởng tại Ngân hàng Hang Seng của Trung Quốc nói.

Không thấy nhiều phản ứng của thị trường đối với dữ liệu. Chỉ số chứng khoán blue chip của Trung Quốc giảm 0,17%, trong khi chỉ số Hang Seng của Hong Kong vẫn ổn định, đồng nhân dân tệ so với đồng đô la cũng tương tự.

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG