Đường dẫn truy cập

NATO tìm cách thu hẹp bất đồng về việc kết nạp Ukraine


NATO cho tới nay chưa đồng ý với đề nghị của Ukraine là được gia nhập nhanh chóng vào khối vì một số thành viên cảnh giác với những động thái mà họ lo ngại có thể đưa liên minh tiến gần hơn đến một cuộc chiến với Nga.
NATO cho tới nay chưa đồng ý với đề nghị của Ukraine là được gia nhập nhanh chóng vào khối vì một số thành viên cảnh giác với những động thái mà họ lo ngại có thể đưa liên minh tiến gần hơn đến một cuộc chiến với Nga.

Tại một cuộc họp ở Oslo trong tuần này, các ngoại trưởng NATO dự kiến sẽ tìm cách thu hẹp sự chia rẽ về nỗ lực của Ukraine xin gia nhập khối, giữa bối cảnh các đồng minh bất đồng về lời kêu gọi cần phải trao cho Kyiv một lộ trình gia nhập tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 7.

NATO chưa đồng ý với đề nghị của Ukraine là được gia nhập nhanh chóng vì các chính phủ phương Tây như Mỹ và Đức cảnh giác với các động thái mà họ lo ngại có thể đưa liên minh tiến gần hơn đến một cuộc chiến với Nga.

Tuy nhiên, cả Kyiv và một số đồng minh thân cận nhất của họ ở Đông Âu đã thúc ép NATO ít nhất phải thực hiện các bước cụ thể để đưa Ukraine đến gần hơn với tư cách thành viên tại hội nghị thượng đỉnh của liên minh ở Vilnius, Litva, vào ngày 11-12/7.

Thủ tướng Litva, Ingrida Simonyte, nói: “Sẽ rất buồn nếu dù nhìn theo cách nào, bất kỳ ai cũng có thể coi kết quả của hội nghị thượng đỉnh Vilnius là một chiến thắng của Nga trong việc ngăn cản Ukraine gia nhập NATO vào một ngày nào đó”.

Tuần trước, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rõ rằng Ukraine sẽ không thể gia nhập liên minh chừng nào cuộc chiến chống lại Nga vẫn tiếp diễn.

“Trở thành một thành viên giữa chiến tranh không nằm trong chương trình nghị sự”, ông nói. “Vấn đề là điều gì sẽ xảy ra khi chiến tranh kết thúc”.

NATO đã đồng ý tại hội nghị thượng đỉnh năm 2008 ở Bucharest rằng Ukraine rốt cuộc cũng sẽ trở thành thành viên.

Tuy nhiên, kể từ đó, các nhà lãnh đạo đã dừng các bước như trao cho Kyiv một kế hoạch hành động về tư cách thành viên, trong đó vạch ra một thời gian biểu để đưa nước này đến gần hơn với NATO.

Bên lề cuộc họp ở Oslo vào hai ngày 31/5-1/6, các ngoại trưởng dự kiến cũng sẽ thảo luận về việc tìm kiếm một người đứng đầu mới của NATO vì ông Stoltenberg sẽ từ chức vào tháng 9.

Trong khi đó, chiến thắng bầu cử của Tổng thống Tayyip Erdogan ở Thổ Nhĩ Kỳ đã mang lại động lực mới cho những nỗ lực phá vỡ thế bế tắc về việc phê chuẩn tư cách thành viên NATO của Thụy Điển, vốn bị Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary phản đối.

Tuy nhiên, Thụy Điển cho biết là khó có thể đạt được bất kỳ tiến triển nào ở Oslo vì Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu sẽ không có mặt ở đó, mặc dù các cuộc đàm phán giữa ông và ông Tobias Billstrom của Thụy Điển sẽ “sớm” diễn ra.

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG