Đường dẫn truy cập

Để kí ức người miền Nam Việt Nam không bị lãng quên


Để kí ức người miền Nam Việt Nam không bị lãng quên
please wait

No media source currently available

0:00 0:03:53 0:00

#VOATIENGVIET Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Đây không phải là tấm bản đồ thể hiện những đường bay quốc tế của các hãng hàng không. Nó là những tuyến đường mà người Việt đã đi qua trong hành trình trốn chạy khỏi Việt Nam sau năm 1975, tới khắp nơi trên thế giới để tị nạn cộng sản. Tấm bản đồ là một trong hàng chục tác phẩm được trưng bày trong triển lãm nghệ thuật đa phương tiện mang tên “Tiffany Chung: Vietnam, Past Is Prolouge” tạm dịch là “Việt Nam, Quá khứ chỉ là sự khởi đầu” tại Bảo tàng Nghệ thuật Hoa Kỳ. Phỏng vấn Tiffany Chung- Nghệ sĩ đa phương tiện: “Câu chuyện chiến tranh Việt Nam có thể được kể qua lăng kính của người Mỹ, của phía Bắc Việt, và của miền Nam Việt Nam. Với dự án này, tôi tập trung khắc họa góc nhìn của người dân miền Nam Việt Nam, bởi đó chính là điều còn thiếu.” Sinh ra tại Đà Nẵng trong những ngày tháng khốc liệt nhất của cuộc chiến Việt Nam, tác giả của cuộc triển lãm - Tiffany Chung từ lâu đã bị ám ảnh bởi những câu chuyện chiến tranh của người cha là phi công lái máy bay trực thăng cho Quân lực VNCH. Điều đó được thể hiện rõ nét trong triển lãm lần này của cô. Bằng những bức ảnh của cha, bản đồ những nơi cha từng tham chiến, kết hợp với tư liệu từ cuộc hành trình về lại Việt Nam của chính tác giả, Tifffany Chung kể lại câu chuyện cá nhân của cha mình, nhưng cũng đồng thời chính là câu chuyện của rất nhiều người dân miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Phỏng vấn Tiffany Chung- Nghệ sĩ đa phương tiện: “Trải nghiệm của ông, của những người giống như ông, những người trẻ tuổi dấn thân cho cuộc chiến bảo vệ quê hương. Họ là những người trẻ, mang trong mình ước mơ, hi vọng, và cả nỗi sợ hãi, giống như tất cả chúng ta. Nhưng tôi hiếm khi được nghe những câu chuyện kể về họ, những câu chuyện có thể giúp tôi hiểu hơn về những quyết định, những trải nghiệm của họ. Đó là những thứ rất quan trọng để chúng ta hiểu hơn về tính chất của cuộc chiến.” Không chỉ khai thác câu chuyện của cha, Tiffany Chung còn biến cuộc triển lãm trở thành không gian để những người dân miền Nam Việt Nam được kể lại những gì mà họ đã mắt thấy, tai nghe trước và sau năm 1975. 21 nhân vật được phỏng vấn là 21 câu chuyện về sự mất mát của chiến tranh và nỗi ám ảnh về cuộc sống dưới chế độ cộng sản thời hậu chiến. Những câu chuyện mà theo Tiffany Chung, truyền thông trong nước muốn xoá bỏ, còn truyền thông Mỹ thì tảng lờ. Phỏng vấn Tiffany Chung- Nghệ sĩ đa phương tiện: “Bạn không thể xoá bỏ điều đó. Người ta sẽ mang vết sẹo quá khứ đó theo suốt cuộc đời.” “Đối với tôi, góc nhìn của người dân miền Nam Việt Nam không phải là thứ gì đó hư cấu hay hoang đường, vậy nên tôi quyết định sử dụng thủ pháp làm phim tài liệu trực tiếp, để chính người dân kể câu chuyện của mình.” Để có được cuộc triển lãm lần này, Tiffany Chung đã phải mất hơn 40 năm. 40 năm để trải nghiệm, 40 năm để thu thập tư liệu, và quan trọng nhất, 40 năm để cô có thể đối mặt với bi kịch chiến tranh mà cô và gia đình chính là nạn nhân trực tiếp. Phỏng vấn Tiffany Chung- Nghệ sĩ đa phương tiện: “Khi bản thân bạn và gia đình bạn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cuộc chiến, không dễ để bạn có thể ngay lập tức nói về nó. Cảm xúc về cuộc chiến là rất sâu sắc. Đó là lí do vì sao tôi nói rằng, phải mất hơn 40 năm, tôi mới có thể đối mặt với kí ức về cuộc chiến Việt Nam và kí ức của cha tôi, và chính bản thân tôi.” Và động lực để cô làm việc này, không gì khác, ngoài việc để kí ức của người dân miền Nam Việt Nam được gìn giữ, được nhắc đến, và được tôn trọng. Phỏng vấn Tiffany Chung- Nghệ sĩ đa phương tiện: “Đây là một cơ hội rất đặc biệt để người dân miền Nam Việt Nam, hay những người Mỹ gốc Việt có thể cất lên tiếng nói của mình. Chúng ta không lặng thinh.” Triển lãm Tiffany Chung: Vietnam, Past is Prolouge mở c

XS
SM
MD
LG