Đường dẫn truy cập

Người Sài Gòn nói về Thượng Đỉnh Mỹ - Triều ở Hà Nội


Người Sài Gòn nói về Thượng Đỉnh Mỹ - Triều ở Hà Nội
please wait

No media source currently available

0:00 0:03:59 0:00

#VOATIENGVIET Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Sáng ngày 26 tháng 2, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã đặt chân tới lãnh thổ Việt Nam. Ông Kim Jong Un xuống ở ga Đồng Đăng sau một chặng đường dài di chuyển bằng xe lửa. Nhà lãnh đạo Triều Tiên lên xe trong sự bảo vệ của nhóm cận vệ quen thuộc. Ông Kim Jong Un đã vẫy tay chào mọi người qua cửa kính chiếc xe sẽ đưa ông từ Đồng Đăng về Hà Nội dự hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ. Từ Sài Gòn, luật sư Đặng Đình Mạnh chia sẻ về cái vẫy tay chào ấy: “Vui mừng trước cái hình ảnh lãnh tụ Bắc Triều Tiên là Kim Jong Un đã hạ kính xe để mà chào dân chúng Việt Nam đón mừng ông ấy. Chúng tôi đoán chừng rất có thể rằng là đây là những cái cử chỉ mang những cái dấu hiệu về cái sự cởi mở mới, mà Triều Tiên sẽ chấp nhận để mà thay đổi những chính sách của mình theo chiều hướng tích cực hơn”. Với hàng rào an ninh dày đặc như vầy, ông Kim không có gì phải lo lắng. Đó là cảm nghĩ của linh mục Trương Hoàng Vũ về cái vẫy tay đó. “Ông Kim, cộng sản Bắc Hàn quá rõ về cộng sản Việt Nam. Và họ hiểu nhau, họ hiểu thế nào là an ninh của hai nước đều là cộng sản với nhau”. Khi Kim Jong-un tới Hà Nội để dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tuần này, đôi bên dường như sẽ không chỉ tìm kiếm một thỏa thuận về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, mà còn có những hoạt động khác với những nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam. Đây là điều mà giới trí thức đặc biệt quan tâm. Luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết: “Hai nhà lãnh đạo đều có cái chương trình làm việc với giới chức lãnh đạo Việt Nam. Thật sự thì cái nội dung này chúng tôi mới chú ý, và chúng tôi hết sức là chờ đón điều này; và nhất là cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo Mỹ, ông Donald Trump với lãnh đạo chính phủ Việt Nam. Dù muốn, dù không thì rõ ràng sau cái buổi gặp gỡ với người đứng đầu chính quyền Mỹ, thông thường ở Việt Nam thì có những sự thay đổi. Sự thay đổi, thường thường là theo chiều hướng tích cực hơn. Thì chúng tôi hy vọng lần này cũng vậy. Xem ra thì cái thời gian gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo Mỹ với chính quyền Việt Nam có lẽ không nhiều. Ông Donald Trump sẽ có những lời khuyên hữu ích cho chính quyền Việt Nam. Và nhất là trong thời gian gần đây chúng ta biết là ông Trump hầu như là một người rất là kiên định trong vấn đề về đấu tranh ý thức hệ, sẽ giúp Việt Nam cởi mở hơn, thay đổi được cái thể chế mà hiện nay đang kềm hãm cái sự phát triển của đất nước; thay đổi được cái đường lối quốc phòng, mà có thể vẫn duy trì sự uyển chuyển, nhưng mà sẽ một ngày tự tin hơn, mạnh mẽ hơn. Và đồng thời giúp cho người dân có cái đời sống tinh thần nó thoải mái hơn, nó tiệm cận với những cái tiêu chuẩn dân chủ mà người dân của các quốc gia tiên tiến trên thế giới đang có”. Bên lề thượng đỉnh sẽ có cuộc gặp gỡ của ông Trump với ông Nguyễn Phú Trọng. Liệu lần này Việt Nam có tự tin hơn trên bàn cờ chính trị? Linh mục Vũ có vẻ hoài nghi về điều đó: “Có một cái sự gặp gỡ trao đổi gì đó giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông Trump. Nhưng tôi nghĩ tình hình nó cũng không có khả quan, không có cải thiện, bởi vì thì cũng phải qua anh Cả Trung Quốc hết!”. Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội lần này diễn ra trong bối cảnh đang có cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, với những diễn biến mà nhiều người đang lạc quan, tin tưởng về sự thay đổi mạnh mẽ hơn ở quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản như Triều Tiên, như Hà Nội. Với sự trở lại Việt Nam lần thứ hai trong vòng hơn một năm của tổng thống Mỹ Donald Trump, không chỉ kỳ vọng sẽ là chìa khóa hóa giải vấn đề hạt nhân Triều Tiên và hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo này, mà còn tạo cho Việt Nam thêm động lực để cải cách thể chế chính trị mạnh mẽ.

XS
SM
MD
LG