Đường dẫn truy cập

Thăm trường đại học đầu tiên của Việt Nam


Thăm trường đại học đầu tiên của Việt Nam
please wait

No media source currently available

0:00 0:03:37 0:00

Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Tọa lạc ở phía Nam kinh thành Thăng Long, Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070, đến năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Với hơn 700 năm hoạt động, trường học đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước liên tục từ năm 1076 đến năm 1779. Ngày nay, Văn Miếu, Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc, nơi tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu. Đây từng là nơi các sĩ tử đến cầu may trước mỗi kỳ thi bằng cách vuốt đầu rùa tại các bia tiến sĩ, tuy nhiên, ngày nay, để bảo tồn di tích, một hàng rào được thiết lập và các sĩ tử chỉ được phép vào bên trong thắp nhang, khấn vái. Ông Đỗ Hoàng Sinh, hướng dẫn viên du lịch tại Hà Nội, chia sẻ với VOA: “Đầu tiên thì chỉ phục vụ con em của gia đình trong cung đình nhưng về sau trở thành trường đại học đầu tiên của đất nước để thu hút nhân tài, đào tạo nhân tài cho cả nước.” Ông Matthew Grieves, nhà nghiên cứu văn hóa, đến từ Úc, chia sẻ với VOA (Phiên dịch viên): Đây là một điểm rất đẹp. Anh ấy tìm hiểu rất nhiều về giáo dục, lịch sử Việt Nam. Và cho đến bây giờ thì những thanh niên, người trẻ tuổi ở Việt Nam vẫn đánh giá cao về giáo dục (thời ấy). Kiến trúc tổng thể của văn miếu Quốc Tử Giám bao gồm hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám, trong đó, chủ thể là Văn Miếu. Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Đại Thành và cổng Thái Học. Bên trong thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám (tức thờ những bậc xây dựng và dạy trong trường đại học đầu tiên của Việt Nam, đứng đầu phải nói tới nhà giáo Chu Văn An). Mang dáng dấp đặc trưng của kiến trúc đền chùa, với mái ngói vảy truốt trong vút hai đầu, có một phòng học chứa chừng 100 sĩ tử trên khắp cả nước tụ về. Có thể nói rằng trường đại học đầu tiên của Việt nam khá đẹp, thơ mộng và uy nghiêm. Ông Lê Toàn, hướng dẫn viên du lịch, chia sẻ với VOA: “Từ cái đạo học mà sinh ra đạo Khổng. Đó là tất cả những lời khuyên, lời dụ, những nguyên tắc, quy tắc sống, quy cách đối xử giữa con người với con người, giữa con người với xã hội… Cũng chính vì lẽ ấy mà cái chủ nghĩa Khổng Tử này, tư tưởng Khổng Tử được truyền bá đến Việt Nam. Và cái giai cấp phong kiến ở Việt Nam cũng sử dụng cái lý thuyết, cái chủ nghĩa Khổng Tử này một cách triệt để trong công cuộc cai trị đất nước của mình.” Ông Đỗ Hoàng Sinh, hướng dẫn viên du lịch tại Hà Nội, chia sẻ với VOA: “Để vào được Văn Miếu thì các thí sinh phải qua rất nhiều kỳ thi, thi hương, thi hội, thi đình rồi vào đến Văn Miếu là thi cuối cùng, bậc cao nhất để tuyển người tài cho đất nước. Hiện tại ở Văn Miếu có còn 82 bia tiến sĩ và có 1307 tiến sĩ được khắc tên trên 82 Văn Miếu này.” Hà Nội tiết Giêng Hai, trời se lạnh, những hàng cây trơ xương đợi mùa lá mới, dạo một vòng hồ Gươm để hít thờ bầu không khí trong lành còn sót lại nơi mảnh đất ngàn năm Thăng Long, mua một vé xe điện và đến thăm văn miếu Quốc Tử Giám, cảm nhận cái sự học của thời cha ông và chiêm nghiệm về giáo dục, con người xưa và nay… Có vẻ như chuyện đơn giản này không còn đơn giản nữa khi vòng xoáy xã hội quay cuồng.

XS
SM
MD
LG