Đường dẫn truy cập

Chuyên gia: Tôn sùng Cộng sản là hậu quả của thiếu giáo dục


Chuyên gia: Tôn sùng Cộng sản là hậu quả của thiếu giáo dục
please wait

No media source currently available

0:00 0:03:21 0:00

Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Có đến 44% người trẻ tại Hoa Kỳ thích sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa so với 42% chọn chế độ tư bản. 7% số người được hỏi mong muốn được sống dưới chế độ Cộng sản. Tuy nhiên, cứ 7 trên 10 người được hỏi lại có hiểu biết sai lạc về chủ nghĩa Cộng sản. Và hơn một nửa trong số đó không phân biệt được giữa Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Xã hội. Đó là kết quả khảo sát được thực hiện đầu năm 2017 bởi Quỹ Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản. "Khắp nơi trên cả nước, nhiều sinh viên cho rằng nếu chỉ đọc Tuyên ngôn của chủ nghĩa Cộng sản thì thấy chủ nghĩa này cũng được đấy. Nhưng khi tôi hỏi họ đã đọc bản tuyên ngôn này chưa, thì họ trả lời là chưa" Đây là những chia sẻ của giáo sư Paul G. Kengor đến từ ĐH Grove City tại buổi hội thảo "Sự nguy hiểm khi lãng quên: Chủ nghĩa Cộng sản là thứ phản tiến bộ", được tổ chức hôm 23/02 tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, thủ đô Washington, Hoa Kỳ. Buổi hội thảo có sự góp mặt của các chuyên gia về chủ nghĩa Cộng sản, cũng như những người có thân nhân là nạn nhân dưới chế độ Cộng sản, đã nêu lên một vấn đề đáng báo động trong xã hội Hoa Kỳ ngày nay, khi mà chủ nghĩa Cộng sản được giới học thuật, văn hoá đại chúng, và cả các nhà làm phim Hollywood lãng mạn hoá. Ông Marion Smith, giám đốc điều hành Quỹ Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản, cho rằng ở nước Mỹ tồn tại một tiêu chuẩn kép, một mặt lên án kịch liệt chủ nghĩa phát xít, nhưng mặt khác lại thiên vị chủ nghĩa Cộng sản, dù nạn nhân chết vì cộng sản nhiều hơn nạn nhân chết vì phát xít. Các chuyên gia tại buổi hội thảo cho rằng điều này, cộng với việc thiếu trang bị kiến thức cho bản thân, đã dẫn đến những ngộ nhận của giới trẻ về Cộng sản và Chủ nghĩa xã hội. Một ví dụ cụ thể là nhiều nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc, kì thị giới LGBTQ, nhưng lại tôn sùng Che Guevara, một nhân vật Cộng sản được cho kì thị người da đen và người đồng tính. Chị Laura M. Nicolae, hiện đang là sinh viên Đh Harvard, người có thân nhân là nạn nhân Cộng sản cho hay: "Có nhiều lí do đằng sau việc giới trẻ có thiện cảm với Cộng sản, một phần là do hệ thống giáo dục quá tập trung vào giảng dạy lí thuyết mà không tập trung vào những hậu quả thực tế trong lịch sử, số người chết do ý thức hệ Cộng sản gây ra. " Buổi hội thảo đề cập đến con số 100 triệu người chết vì Cộng sản. Chiếm phần lớn là ở Trung Quốc: 65 triệu nạn nhân. Kế đến là 20 triệu nạn nhân chết vì cộng sản Liên Xô. Tại Campuchea và Triều Tiên, mỗi nơi có 2 triệu nạn nhân. Số tử vong vì cộng sản ở Châu Phi là 1,7 triệu; tại Afghanistan là 1,5 triệu. Số nạn nhân chết vì cộng sản Việt Nam là 1 triệu người. Cộng sản Đông Âu cướp đi mạng sống của 1 triệu người. Cộng sản ở Châu Mỹ Latin chịu trách nhiệm 150 ngàn sinh mạng bị bức tử. Ngoài số nạn nhân khổng lồ, các diễn giả tại hội thảo nói, ý thức hệ cộng sản vẫn đang tiếp tục tàn phá các nước như Cuba, đặc biệt là Venezuela, nơi người dân đang sống trong cảnh thiếu đói trầm trọng và lạm phát phi mã chỉ vì giới lãnh đạo độc tài muốn theo đuổi lí thuyết Cộng sản. Ông Marion Smith nói: "Tôi nghĩ nhiều người trẻ không hiểu chuyện gì đang xảy ra tại Venezuela." Theo lời vị giám đốc điều hành Quỹ Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản, các nước theo chế độ Cộng sản khác như Trung Quốc, hay Việt Nam, bằng cách áp dụng lí thuyết kinh tế của chủ nghĩa tư bản, đã đạt được những tiến bộ về kinh tế, nhưng về cơ bản vẫn là những quốc gia độc tài, do đảng Cộng sản lãnh đạo. Và sự phát triển về kinh tế, kĩ thuật, không đồng nghĩa với việc quyền tự do dành cho người dân tại các quốc gia này được mở rộng. "Không có chỉ dấu rõ ràng nào cho thấy sư phát triển của mạng xã hội, và công nghệ truyền thông có thể mang đến một xã hội cởi mở hơn. Cho tới thời điểm này, chúng được nhà nước độc tài sử dụng để tiếp tục đàn áp quyền tự do ngôn luận

XS
SM
MD
LG