Đường dẫn truy cập

Ủy ban nhân quyền: Cơ quan An ninh Bắc Triều Tiên sẽ cản trở cải cách


Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un
Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un
Vào lúc nhà lãnh đạo trẻ của Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đang củng cố quyền lực, một tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Washington cảnh báo rằng mạng lưới rộng lớn của cơ quan an ninh đất nước cộng sản này đề ra một thách thức lớn đối với bất kỳ một nỗ lực cải cách tiềm năng nào.

Phúc trình của Ủy ban Nhân quyền về Bắc Triều Tiên đã phác họa hình thức hoạt động nội bộ của ba cơ quan an ninh chính của nhà nước chuyên quyền - Cục An ninh Nhà nước, Bộ Công an và Bộ Tư lệnh An ninh Quân đội.

Ông Ken Gause, một chuyên gia về đội ngũ lãnh đạo Bắc Triều Tiên và là tác giả của phúc trình này nói “Liệu Bắc Triều có sụp đổ, phát triển, hay tiếp tục mò mẫm thì điều đó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tồn tại của guồng máy rộng lớn này.”

Phúc trình nêu chi tiết về việc quyền lực của các cơ quan này đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc củng cố quyền lực của ông Kim Jong Un và giải thích rằng họ thường dò xét nhau nhằm loại bỏ những người bất đồng chính kiến ra khỏi nội bộ.

Họ cũng lệ thuộc vào bộ máy theo dõi thường trực, một mạng lưới gồm những người cung cấp thông tin, và đe dọa trừng phạt ở những trại tù khét tiếng để người dân Bắc Triều Tiên “dưới một mức độ kiểm soát một cách áp bức mà rất ít xã hội trong thế kỷ qua phải chịu đựng.”

Nghiên cứu này được công bố sau loan báo về việc ông Kim Jong Un, người đã trở thành thành viên thứ ba trong gia đình họ Kim lên nắm quyền sau cái chết bất ngờ của thân phụ ông hồi tháng 12, được trao chức danh hàng đầu trong quân đội, chức danh “nguyên soái.” Ba ngày trước đó tư lệnh hàng đầu của quân đội, ông Ri Yong Ho, đã bị bãi bỏ mọi chức vụ chính trị và quân sự, khiến nhiều người đồn đoán về một sự tái cơ cấu lãnh đạo của Bắc Triều Tiên.

Giám đốc điều hành của ủy ban nhân quyền, Greg Scarlatoiu, nói với đài VOA rằng những hành động này có thể là một mưu toan nhằm thâu tóm quyền lực và loại bỏ tầm ảnh hưởng của những người được cho là các đối thủ tiềm năng.

Ông Scarlatoiu nói rằng “về trường hợp của phó nguyên soái, Ri Yong Ho, có thể chỉ là một sự tranh giành quyền lực nội bộ, loại bỏ ông ta ra khỏi chính trường và cũng có thể là về “một sự tranh giành quyền lực giữa quân đội và Ðảng Lao động Triều Tiên.”

Nhưng ông Scarlaoiu cho rằng những hành động này có phần chắc không liên quan đến nỗ lực đem lại những cải cách cho đất nước bí ẩn này, và nói rằng ông Kim con đã được chọn bởi cha ông, ông Kim Jong Il, đặc biệt là bởi vì ông có phần chắc chắn nhất sẽ theo chân thân phụ mình.

Ông Scarlatoiu nói tiếp rằng “ông Kim Jong Un là con trai út trong số ba người con của ông Kim Jong Il, ông ta không được chọn bởi ông ta có phần chắc là một nhà cải cách. Việc thanh lọc một nhân vật cứng rắn không đồng nghĩa với việc những nhà cải cách sẽ lên thay thế.”

Ông Scarlatoiu nhận định rằng cho dù ông Kim muốn cải cách, thì có phần chắc ông ấy chưa thâu tóm được đủ quyền lực trong 7 tháng qua để đem lại những sự thay đổi ngay lập tức.

Ông nói rằng quyền lực thực sự cuối cùng có thể nằm trong tay phe lãnh đạo đằng sau hậu trường, phe đang nhanh chóng hành động nhằm tạo nên một sự sùng bái cá nhân đối với ông Kim mới lên nắm quyền nhằm duy trì sự kế thừa quyền lãnh đạo của dòng họ Kim đến nay đã kéo dài ba thế hệ.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG