Đường dẫn truy cập

Trung Quốc thận trọng mở ra những lĩnh vực cho Mỹ đầu tư


Từ trái sang:Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Jack Lew, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Phó Thủ tướng Trung Quốc bà Lưu Diên Đông và ông Uông Dương, và Uỷ viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì chụp ảnh trong buổi lễ khai mạc hội nghị cấp cao hàng năm tại Bắc Kinh, ngày 6 tháng 6 năm 2016.
Từ trái sang:Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Jack Lew, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Phó Thủ tướng Trung Quốc bà Lưu Diên Đông và ông Uông Dương, và Uỷ viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì chụp ảnh trong buổi lễ khai mạc hội nghị cấp cao hàng năm tại Bắc Kinh, ngày 6 tháng 6 năm 2016.

rung Quốc dự kiến sẽ sớm giảm số lượng những lĩnh vực kinh doanh bị cấm nhận đầu tư nước ngoài.

Phó Thủ tướng Uông Dương hôm thứ Hai cho biết Trung Quốc sẽ đệ trình danh sách "tiêu cực mới" vào tuần sau, nhưng vẫn còn chưa chắc chắn bao nhiêu lĩnh vực sẽ mở ra.

Vấn đề này là một trọng tâm thảo luận giữa những quan chức hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc tại cuộc "Đối thoại Chiến lược và Kinh tế" diễn ra tại Bắc Kinh trong tuần này. Washington đã hối thúc Bắc Kinh giảm số lượng những lĩnh vực đầu tư được dành riêng cho những doanh nghiệp địa phương.

Hạn chót mới

Trung Quốc đã không giữ được hạn chót mà họ áp đặt cho việc công bố danh sách vào tháng Ba vừa qua. Điều đó đã gây thất vọng cho những người Mỹ tham gia cuộc đối thoại, những người cảm thấy sự chậm trễ như vậy có thể ảnh hưởng đến những cuộc đàm phán cho một hiệp ước đầu tư kinh doanh rộng lớn hơn giữa hai nước, thứ mà Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đồng ý theo đuổi vào tháng 9 năm ngoái.

Những nhà lãnh đạo Trung Quốc trong đó có Thủ tướng Lý Khắc Cường đã nhiều lần chỉ ra rằng danh sách tiêu cực sẽ chỉ giữ một vài lĩnh vực nhạy cảm ngoài vòng tiếp cận. Nhưng tăng trưởng kinh tế chậm lại hồi gần đây ở Trung Quốc có thể đã khiến nhà chức trách trì hoãn công bố danh sách để bảo vệ những ngành công nghiệp địa phương lâu nhất có thể, theo lời những nhà phân tích.

Ông Julian Evans-Pritchard, nhà kinh tế nghiên cứu Trung Quốc tại công ty tư vấn Capital Economics nói với VOA: "Đây có thể là một bước nhỏ đi đúng hướng. Trung Quốc đã sẵn lòng hơn hợp tác trong lĩnh vực kinh tế hơn là trong lĩnh vực chính trị. Nhưng những vấn đề thương mại và đầu tư cũng được sử dụng như con bài mặc cả trong những cuộc đàm phán tổng thể. Vì thế chúng ta sẽ phải xem tình hình diễn biến ra sao."

Chủ tịch Trung Quốc khai mạc cuộc hội đàm song phương hôm thứ Hai, bày tỏ hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận đầu tư mạnh mẽ. Ông Tập nói: "Chúng ta phải nỗ lực hết sức để đạt được một thỏa thuận đầu tư Trung-Mỹ có lợi cho cả đôi bên vào một thời điểm sớm nhất và tạo ra những điểm sáng mới trong sự hợp tác kinh tế và thương mại song phương."

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trong phiên khai mạc của hội nghị cấp cao Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung tại Bắc Kinh, ngày 6 tháng 6 năm 2016.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trong phiên khai mạc của hội nghị cấp cao Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung tại Bắc Kinh, ngày 6 tháng 6 năm 2016.

Tuy nhiên việc những quan chức chờ cuộc đối thoại kết thúc mới công bố danh sách khiến một số nhà quan sát bi quan. Ông Scott Kennedy, Phó Giám đốc của Chương trình Freeman Nghiên cứu Trung Quốc tại Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, cho biết cuộc hội đàm là lúc mà những quan chức Mỹ và Trung Quốc tập trung vào mối quan hệ và điều đáng thất vọng là Trung Quốc đã không cung cấp danh sách từ trước. Nó khiến người ta tự hỏi liệu cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế quan trọng như thế nào đối với giới lãnh đạo của Trung Quốc."

Những lo lắng của Jack Lew

Ngoài những luật đầu tư mang tính hạn chế của Trung Quốc, cũng có những lo ngại của Mỹ về tình trạng dư thừa công suất công nghiệp của Trung Quốc, trong đó những doanh nghiệp bán những sản phẩm như thép ở mức thấp hơn giá thị trường. Trong phát biểu của mình tại lễ khai mạc hôm thứ Hai, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew nói tập tục này gây áp lực hết sức to lớn lên nền kinh tế toàn cầu.

Ông nói: "Tình trạng dư thừa công suất có tác động gây méo mó và gây tổn hại đối với những thị trường toàn cầu. Thi hành những chính sách để giảm đáng kể sản lượng trong một loạt những lĩnh vực bị dư thừa công suất, trong đó có thép và nhôm, đóng vai trò hệ trọng đối với chức năng và sự ổn định của thị trường quốc tế."

Mặc dù Mỹ đang nhìn vấn đề dư thừa công suất công nghiệp của Trung Quốc từ quan điểm nền kinh tế toàn cầu, song những nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh xem những ngành công nghiệp này là quan trọng cho việc cung cấp công ăn việc làm.

Ví dụ, những nhà phân tích cho rằng có hơn 25 triệu người làm việc trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc, rất có thể nhiều nhân công hơn ngành này thực sự cần. Mặc dù cải cách những công nghiệp đó là thiết yếu để làm cho chúng có hiệu năng cao hơn và mang tính cạnh tranh hơn, Bắc Kinh lo lắng rằng việc này sẽ khiến nhiều người bị sa thải, dẫn tới tỉ lệ thất nghiệp cao hơn và bất ổn xã hội.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) gặp Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Jack Lew (phải) trong buổi lễ khai mạc hội nghị cấp cao Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung tại Bắc Kinh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) gặp Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Jack Lew (phải) trong buổi lễ khai mạc hội nghị cấp cao Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung tại Bắc Kinh.

Những doanh nghiệp của Mỹ tỏ ra hoài nghi về lời hứa của Trung Quốc khai mở nhiều hơn cho đầu tư nước ngoài. Kinh nghiệm trước đây cho thấy rằng chính quyền địa phương thường chậm trễ trong việc thi hành một danh sách mới hoặc tạo ra tình trạng tắc nghẽn hành chính để trì hoãn mở ra những lĩnh vực này, ngay cả sau khi chính phủ trung ương đã loan báo cải cách.

Nhà kinh tế Evans-Pritchard nói: "Có một sự ngờ vực ngày càng lớn về mong muốn của Trung Quốc mở ra những lĩnh vực đầu tư. Khu Thương mại Tự do Thượng Hải hứa sẽ khuyến khích những nhà đầu tư nước ngoài ở một loạt những lĩnh vực mới. Nhưng những doanh nghiệp nước ngoài đang phàn nàn rằng họ không có được sự tiếp cận thị trường đầy đủ."

Trung Quốc có thể xem xét nới lỏng kiểm soát đầu tư trong lĩnh vực dược phẩm, nhà hàng khách sạn và một số ngành dịch vụ khác không bị dư thừa công suất. Nhưng ông nói Bắc Kinh sẽ tiếp tục giữ ngành viễn thông, những ngành công nghiệp nặng và những ngành công nghiệp truyền thống ngoài tầm tay của những nhà đầu tư nước ngoài.

Cơn khát công nghệ của Trung Quốc

Đồng thời, Trung Quốc cảm thấy sự cần thiết phải thu hút nhiều đầu tư hơn và tích hợp những công nghệ mới để nâng cấp ngành công nghiệp của mình và nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. Chính phủ cũng đã cam kết tạo ra một "xã hội canh tân" bằng cách khuyến khích sự tích hợp những công nghệ mới khắp mọi mặt. Trung Quốc vẫn có một cơ sở nghiên cứu và phát triển còn yếu dù tăng trưởng công nghiệp cao, và lệ thuộc rất nhiều vào hàng nhập khẩu hoặc bắt chước công nghệ nước ngoài.

Những nhà phân tích nói du nhập thêm nhiều công nghệ nước ngoài chỉ khả dĩ khi Trung Quốc mở ra những lĩnh vực đầu tư mới. Đó là lý do tại sao Trung Quốc đã sẵn sàng thận trọng mở ra một vài lĩnh vực.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG