Đường dẫn truy cập

Triều Tiên trong giai đoạn chuẩn bị chót để phóng hỏa tiễn 'không gian'


Người Hàn Quốc theo dõi bản tin trên truyền hình về một vụ phóng phi đạn của Bắc Triều Tiên.
Người Hàn Quốc theo dõi bản tin trên truyền hình về một vụ phóng phi đạn của Bắc Triều Tiên.
Các cơ quan truyền thông nhà nước Nam Triều Tiên trích thuật các nguồn tin chính phủ ở Seoul nói rằng Bắc Triều Tiên đang thiết đặt tầng thứ hai và tầng thứ ba của cơ cụ sẽ được phóng đi từ cơ sở Tongchang-ri. Tuần trước, Bắc Triều Tiên đã loan báo ý định thử đưa một vệ tinh vào quỹ đạo một lần nữa. Nhưng một số trong cộng đồng quốc tế nhìn thấy một mục tiêu bất chính. Từ Seoul, thông tín viên VOA Steve Herman gửi về bài tường thuật sau đây.

Vào lúc Nam Triều Tiên, Nhật Bản và Hoa Kỳ khởi động quân đội của họ để theo dõi vụ phóng dự kiến, các nhà ngoại giao của 3 nước này chuẩn bị họp tại Washington trong tuần này để thảo luận thêm về các đáp ứng có thể đưa ra.

Ba nước vừa kể cùng với các nước khác coi kế hoạch phóng của Bình Nhưỡng là một cuộc thử nghiệm phi đạn đạn đạo có tính cách khiêu khích.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nam Triều Tiên, Cho Tai-young, nói nếu xúc tiến vụ phóng, thì Bắc Triều Tiên sẽ bị trừng phạt.

Ông Cho nói rằng Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ họp. Nhưng về các đáp ứng cụ thể đơn phương từ phía Seoul, thì phát ngôn viên này noí họ chưa sẵn sàng để thảo luận việc đó.

Bắc Triều Tiên nói vụ phóng sẽ là một mưu đồ ôn hoà đưa một vệ tinh vào quỹ đạo - điều họ đã thử và thất bại trong hai lần trước đây.

Nam Triều Tiên cũng theo đuổi mục đích đó, nhưng ông Cho nói chương trình của Bình Nhưỡng không thể coi như tương đương với chương trình của Seoul.

Ông Cho nói các mưu toan phóng phi đạn tầm xa của Bắc Triều Tiên có vấn đề bởi vì nước này tìm cách khai triển vũ khí hạt nhân và phi đạn đạn đạo có thể sử dụng để chở các vũ khí đó. Ðó chính là lý do vì sao chương trình bị cấm.

Nhưng ông Cho nói Nam Triều Tiên thì chỉ tìm cách phóng các vệ tinh với mục đích hòa bình và không sở hữu, mà cũng không tìm cách phát triển, vũ khí hạt nhân.

Nam Triều Tiên và Nhật Bản được bảo vệ dưới trướng hạt nhân của Hoa Kỳ.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói Bắc Kinh hy vọng Bắc Triều Tiên sẽ tỏ ra thận trọng và tất cả các bên sẽ hành xử 'một cách bình tĩnh và tự chế'
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói Bắc Kinh hy vọng Bắc Triều Tiên sẽ tỏ ra thận trọng và tất cả các bên sẽ hành xử 'một cách bình tĩnh và tự chế'
Ðồng minh duy nhất đáng kể của Bắc Triều Tiên là Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này, ông Hồng Lỗi, nhắc lại rằng, mặc dù Bắc Triều Tiên, trong tư cách một nước có chủ quyền, có quyền được sử dụng không gian một cách hoà bình, vẫn phải tôn trọng các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngăn cấm Bình Nhưỡng không được làm những việc có liên quan đến phi đạn đạn đạo.

Ông Hồng nói Trung Quốc hy vọng Bắc Triều Tiên sẽ tỏ ra thận trọng và tất cả các bên sẽ hành xử “một cách bình tĩnh và tự chế đừng có các hành động có thể làm tình hình leo thang.”

Bắc Triều Tiên cho biết họ định thực hiện vụ phóng vào một thời điểm từ ngày 10 đến ngày 22 tháng này.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG