Đường dẫn truy cập

Phóng viên Úc bị sa thải sau vụ bắt cóc bất thành ở Lebanon


Nhà báo Tara Brown (giữa) và nhà sản xuất Stephen Rice (phải) về đến phi trường Sydney ngày 21/4/2016, sau khi được bảo lãnh tại ngoại khỏi nhà tù ở Beruit.
Nhà báo Tara Brown (giữa) và nhà sản xuất Stephen Rice (phải) về đến phi trường Sydney ngày 21/4/2016, sau khi được bảo lãnh tại ngoại khỏi nhà tù ở Beruit.

Một nhà sản xuất làm việc cho kênh truyền hình số 9 của Australia đã bị sa thải hôm 27/5, sau khi ông và đoàn quay phim của ông bị bắt giữ vì tìm cách giúp thực hiện kế hoạch của một bà mẹ bắt cóc hai đứa con của bà từ một đường phố ở Lebanon vào tháng trước, theo một thông báo của Đài truyền hình số 9.

Ông Stephen Rice, nhà sản xuất của chương trình 60 Minutes của Australia, đã trả tiền cho cái gọi là dịch vụ 'thu hồi trẻ' để bắt cóc các em này từ tay của người cha của các em, sau khi bà mẹ nói chồng cũ của bà đã giữ luôn mấy đứa con sau một kỳ nghỉ hè hồi năm ngoái, và từ đó không giao trả con lại cho bà.

Gerald Stone, người sáng lập chương trình truyền hình, miêu tả đây là tai nạn nghiêm trọng nhất trong lịch sử của chương trình 60 Minutes của Australia, sau khi công bố kết quả của một cuộc điều tra nội bộ, lên án các hành động của các phóng viên ở Lebanon.

Ông nói rõ rệt là theo kết luận của cuộc điều tra có những sai phạm không thể tha thứ.

Bà Sally Faulkner, người mẹ của những đứa trẻ và đoàn làm phim 4 người bị bắt giữ hồi tháng Tư, cùng với hai nhân viên của một công ty thu hồi trẻ của Anh, và hai công dân Lebanon khi họ tìm cách quay cảnh bà Faulkner lấy con về.

Cha của những đứa trẻ, ông Ali al Amin đồng ý không truy tố bà Faulkner và các phóng viên, với điều kiện bà Faulkner sẽ không đòi quyền giữ con. Ông nói ông hủy bỏ ý định truy tố bởi vì ông không muốn con ông nghĩ rằng ông muốn vợ ông ở tù.

Kênh truyền hình số 9 nói phóng viên Rice sẽ bị sa thải lập tức, và các nhân viên còn lại bị khiển trách chính thức liên quan tới vụ bắt cóc này.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG