Đường dẫn truy cập

Kỳ vọng thấp cho hòa đàm Syria


Giao tranh đã ác liệt đã bùng ra tại Syria từ gần 3 năm nay, 100.000 người đã thiệt mạng, 8 triệu rưỡi người thất tán hoặc phải đi sống lưu vong.
Giao tranh đã ác liệt đã bùng ra tại Syria từ gần 3 năm nay, 100.000 người đã thiệt mạng, 8 triệu rưỡi người thất tán hoặc phải đi sống lưu vong.
Hội nghị quốc tế lần thứ nhì về Syira dự trù sẽ nhóm họp tại thị trấn nghỉ mát Montreux của Thụy Sĩ vào ngày thứ tư, và tiếp tục tại Geneve sau đó trong tuần. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã mời Iran tham dự. nhưng nhóm đối lập chính ở Syria cho biết họ sẽ rút ra khỏi các cuộc đàm phán trừ phi lời mời được rút lại. Và cho dù các cuộc đàm phán có diễn ra, thì kỳ vọng đặt vào hội nghị cũng rất thấp vào lúc cả hai bên và những nhà ủng hộ quốc tế có ý kiến rất khác biệt về tương lai của Syria. Thông tín viên Al Pessin của đài VOA tại châu Âu gởi về bài tường trình sau đây.

Giao tranh đã ác liệt đã bùng ra tại Syria từ gần 3 năm nay, để lại con số khoảng 100.000 người thiệt mạng và 8 triệu rưỡi người thất tán hoặc phải đi sống lưu vong, tức là một nửa dân số của cả nước. Liên Hiệp Quốc nói hơn 9 triệu người Syria đang cần tới sự cứu trợ khẩn thiết, và nhiều người không tiếp cận được vì giao tranh.

Với các quốc gia Tây phương và Ả Rập ủng hộ phe đối ập, trong khi Nga và Iran ủng hộ chính phủ Syria, hai bên đã giao tranh tới chỗ bế tắc, và đã trở nên cứng rắn hơn trong các yêu sách, theo như nhận định của ông Chris Doyle thuộc Trung tâm Tìm hiểu Ả Rập-Anh Quốc.

Ông Doyle nói: “Cả chế độ lẫn vô số các lực lượng đối lập khác nhau đều chưa ở vị thế sẵn sàng lùi bước trong các chủ trương quá khích.”

Ðiều đó thấy rõ trong những ngày dẫn tới hội nghị, với các giới cức Tây phương nói rằng Tổng thống Bashrar al-Assad phải từ chức, và ông Assad thì nói ông không có ý định làm như thế.

Trong khi đó, dưới áp lực ráo riết của phương Tây, phe đối lập đầy chia rẽ đã miễn cưỡng phải đồng ý dự hội nghị, nhưng cho biết sẽ rời khỏi hội nghị nêu chính phủ tìm cách lái cuộc thảo luận ra khỏi bất cứ điều gì ngoài việc bãi chức ông Assad.

Có các đề nghị cho các cuộc ngưng bắn, trao đổi tù binh và lập các hành lang nhân đạo.

Nhưng ông David Butter thuộc tổ chức Chatham House ở London cho rằng có nhiều phần chắc hội nghị này sẽ không đạt đươc tiến bộ về các vấn đề đó, và các thỏa thuận về thủ tục có thể là những điều tốt nhất có thể đặt hy vọng vào.

Ông Butter giải thích: “Nếu có một khung sườn mà kết cục có thể quy tụ tất cả các bên, thì còn tốt hơn là không có gì. Tôi nghĩ đấy chính là những gì ta có thể nói về tiến trình vào lúc này.”

Ông Butter nêu ra điểm nhiều người trong các chiến binh đối lập đã từ chối không gửi đại diện tới hội nghị này, trong khi những người chủ chiến nhất đe dọa sẽ trả thù bất kỳ nhóm nào tham dự hội nghị.

Ông Butter nói: “Bất kỳ giải pháp nào trong vụ xung đột Syria sẽ nhất thiết phải có sự can dự của những người đang thực sự ở hiện trường và đang thực hiện cuộc giao tranh. Không có một nhóm chủ yếu nào tại hiện trường có cam kết với bất kỳ tiến trình thương nghị nào vào thời điểm này.”

Các cường quốc trong khu vực như Iran, Ả Rập Xê-út, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ gây phức tạp thêm cho vụ khủng hoảng, nước nào cũng muốn bảo vệ quyền lợi riêng của mình. Ông Chris Doyle nói không thể nào làm hài lòng nhiều bên trong vụ xung đột Syria.

Ông phân tích: “Các bên dự phần cũng phải chấp nhận sự kiện là họ sẽ không thực hiện được tất cả các mục tiêu của mình và họ cần phải xoa dịu cuộc Chiến tranh Lạnh mà Syria đã lâm vào, và đã thực sự nuôi dưỡng cuộc giao tranh.”

Chủ trì hội nghị này, Liên Hiệp Quốc lâu nay vẫn mô tả vấn nạn của dân chúng Syria và vô vọng. Nhưng các chuyên gia nói hội nghị mang ý nghĩa chủ yếu là hoạt động ngoại giao của các cường quốc lớn và có lẽ là khởi sự một tiến trình giữa các bên ở Syria, với rất ít hy vọng đặt vào các kết quả cụ thể, để hướng tới việc chấm dứt cuộc chiến hay giúp các nạn nhân trong cuộc chiến đó.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG