Đường dẫn truy cập

Hàn Quốc không bỏ phiếu về dự luật nhân quyền Bắc Triều Tiên


Người dân Hàn Quốc xem truyền hình trực tiếp cuộc họp báo của Tổng thống Park Geun-hye ở nhà ga Seoul ngày 13/1/2016.
Người dân Hàn Quốc xem truyền hình trực tiếp cuộc họp báo của Tổng thống Park Geun-hye ở nhà ga Seoul ngày 13/1/2016.

Các nhà lập pháp Nam Triều tiên tuần này đã không tổ chức bỏ phiếu về Dự luật Nhân quyền Bắc Triều Tiên, dù đã có sự đồng ý giữa hai chính đảng lớn nhằm xem xét dự luật.

Dự luật này lần đầu được đề xuất năm 2005 và được cho là có các quy định buộc phải liên kết viện trợ nhân đạo và các dự án hợp tác trong tương lai với cải thiện nhân quyền ở Bắc Triều Tiên. Nhưng dự luật vẫn luôn là vấn đề gây chia rẽ trong quốc hội Nam Triều tiên. Tại quốc hội, những người phản đối cho rằng dự luật sẽ cản trở các cơ hội cải thiện quan hệ liên Triều.

Hồi đầu tuần này, dường như đã đi đến được sự đồng thuận khi có tin đảng Saenuri cầm quyền của Tổng thống Park Geun-hye đã đạt được một thỏa thuận đột phá để xem xét dự luật có mục đích buộc chính phủ của ông Kim Jong Un chịu trách nhiệm giải trình về các cáo buộc có hàng loạt các vụ xâm hại.

Nhà hoạt động Choi Yong-sang thuộc Mạng lưới vì Nhân quyền Bắc Triều Tiên nói: “Một trong những lý do dự luật không trong nghị trình là có sự khác biệt về quan điểm giữa đảng chiếm đa số và đảng đối lập về việc có nên xử lý quan hệ liên Triều trong dự luật hay không”.

Một khía cạnh gây tranh cãi khác của dự luật là nó bao gồm cả việc cấp tài chính cho các tổ chức hoạt động tích cực nhằm gây suy yếu chính phủ của ông Kim Jong Un, kể cả các nhóm đào tẩu từ Bắc Triều Tiên vẫn thường gửi các truyền đơn chống ông Kim qua biên giới.

Những người chỉ trích dự luật một mặt công nhận mức độ tàn ác nghiêm trọng mà chính quyền chuyên chế Bắc Triều Tiên gây ra, song không đồng tình rằng đối đầu công khai với giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên sẽ buộc họ thay đổi.

Quy trình của quốc hội cũng có thể góp phần cản trở dự luật. Dù đảng Saenuri nắm 158 trên tổng số 300 ghế, chủ tịch quốc hội cần sự ủng hộ của 60% đại biểu để đưa dự luật ra bỏ phiếu.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG