Đường dẫn truy cập

Pháp, Đức: Hy Lạp nên ở lại trong khu vực đồng euro


Thủ tướng Đức Angela Merkel nói lập trường của nước Đức "từ khi khởi sự chương trình cứu nguy tài chính Hy Lạp" là Hy Lạp vẫn là một thành viên của khu vực đồng euro.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói lập trường của nước Đức "từ khi khởi sự chương trình cứu nguy tài chính Hy Lạp" là Hy Lạp vẫn là một thành viên của khu vực đồng euro.

Các nhà lãnh đạo Âu châu hôm thứ Sáu rằng Hy Lạp nên ở lại trong khối 19 nước sử dụng đồng Euro, giữa lúc các bộ trưởng tài chính EU đang cố đạt được một giải pháp tương nhượng về kế hoạch cứu nguy tài chính của Hy Lạp.

Phát biểu tại một cuộc họp báo chung ở Paris sau cuộc hội đàm với Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói lập trường của nước Đức "từ khi khởi sự chương trình cứu nguy tài chính Hy Lạp" là Hy Lạp vẫn là một thành viên của khu vực đồng euro, bà nói thêm rằng Berlin "sẽ làm tất cả mọi việc để duy trì hướng đi này."

Tổng thống Hollande lặp lại rằng lập trường của Pháp là Hy Lạp nên ở lại trong khu vực sử dụng đồng tiền chung Âu Châu . Ông nói: "Hy Lạp nằm trong khối Euro. Hy Lạp nên ở lại trong khu vực đồng euro".

Các Bộ trưởng tài chính của khu vực đồng euro đang họp tại Brussels để xem xét đề nghị của Athens, xin gia hạn chương trình vay tiền của Châu Âu.

Chủ tịch EU Jeroen Dijsselbloem, cũng là Bộ trưởng Tài chính Hà Lan, nói trong một tin nhắn trên trang Twitter rằng cuộc họp đã bị hoãn, nhưng ông không đưa ra bất kỳ lý do nào. Các quan chức EU đang vận động để tìm một giải pháp tương nhượng để giải quyết vụ đối đầu giũa Hy Lạp- và nước Đức về vấn đề này.

Đức, nước chủ nợ chính tại Châu Âu, đã nhiều lần tuyên bố rằng bất kỳ quyết định nào xin gia hạn các khoản tiền vay phải được liên kết với các biện pháp cải cách mà chính phủ Hy Lạp tiền nhiệm đã đồng ý thực hiện.

Chính phủ khuynh tả của Hy Lạp đã bác bỏ giải pháp đó, lập luận rằng các điều kiện gắn liền với kế hoạch cứu nguy tài chính đã đẩy đất nước họ vào tình trạng nghèo túng.

Nếu không đạt được thỏa thuận trước hạn kỳ vào ngày 28 tháng 2, Hy Lạp sẽ đối mặt với nguy cơ bị phá sản, và cuối cùng, là sự ra đi của Hy Lạp, rời bỏ khối sử dụng đồng tiền chung Âu Châu.

Cả hai bên, không bên nào muốn thấy kịch bản đó xảy ra, bởi vì điều này sẽ tạo ra một tình trạng bất định nghiêm trọng cho Hy Lạp và khu vực.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG