Đường dẫn truy cập

Tốc độ biến đổi khí hậu có thể nhanh hơn chúng ta nghĩ


Hình minh họa từ NASA ngày 20/1/2016 cho thấy 2015 là năm nóng nhất từ khi hồ sơ lưu trữ hiện đại bắt đầu ghi nhận vào năm 1880, theo một phân tích mới của Viện nghiên cứu Không gian Goddardn, NASA.
Hình minh họa từ NASA ngày 20/1/2016 cho thấy 2015 là năm nóng nhất từ khi hồ sơ lưu trữ hiện đại bắt đầu ghi nhận vào năm 1880, theo một phân tích mới của Viện nghiên cứu Không gian Goddardn, NASA.

Những phát hiện mới nhất của một nhóm các nhà khoa học nổi tiếng cho hay hành tinh của chúng ta chưa từng chứng kiến bề mặt của mình ấm lên nhiều như vậy, trong một thời gian ngắn như vậy, trong suốt 66 triệu năm qua, và sẽ có tác động nhanh hơn với những hậu quả tồi tệ hơn so với suy nghĩ trước đây.

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2006 trên tạp chí mạng Science, sự gia tăng CO2 đột ngột lần trong bầu khí quyển của Trái đất đã xảy ra 55 triệu năm trước và kéo dài trong khoảng 170.000 năm. Nhiệt độ toàn cầu sau đó tăng lên khoảng 5 độ C, gây ra những thay đổi sâu sắc trong hệ sinh thái của hành tinh, bao gồm cả sự tuyệt chủng hàng loạt.

Trong một báo cáo mới dài 52 trang, được công bố hôm 22/3 trên tạp chí khoa học Vật lý và Hóa học Khí quyển (Atmospheric Chemistry and Physics), 19 nhà khoa học nói rằng chúng ta đang thải CO2 vào khí quyển nhanh hơn nhiều so với 55 triệu năm trước đây, và nhiệt độ trung bình chỉ cần tăng 2 độ C sẽ có tác động thảm khốc đến khí hậu của hành tinh.

Các tác giả cảnh báo về việc các mảng băng lớn sụp đổ, siêu bão và sóng khổng lồ.

Người lãnh đạo cuộc nghiên cứu, cựu khoa học gia NASA James Hansen, nói chúng ta đã có thể đã đi qua các điểm giới hạn mà muốn quay trở lại cũng không được, và thế hệ tương lai sẽ gánh chịu hậu quả thảm khốc.

Khi ông Hansen đưa ra cảnh báo đầu tiên hồi mùa hè năm ngoái, một số nhà báo và các nhà khoa học đồng nghiệp đã chỉ trích là cảnh báo đó không đủ bằng chứng. Nhưng kể từ đó nhiều nhà khoa học nổi tiếng khác đã tham gia cùng ông, trong một cuộc đánh giá của những người cùng lĩnh vực, và họ đã sửa lại bài viết của, làm cho nó ít bi kịch. Nhưng những mối quan ngại nghiêm trọng thì vẫn không thay đổi.

Bằng cách kết hợp bằng chứng về những biến đổi khí hậu thời cổ đại, các quan sát thời hiện đại và các kết quả của việc lập mô hình trên máy tính, các tác giả kết luận rằng việc băng tan chảy nhanh chóng ở Greenland và Nam Cực sẽ không chỉ làm mực nước biển tăng, mà còn gây ra nhiều biến đổi khí hậu khác.

Cụ thể, họ chỉ ra một hiện tượng gọi là “sự phân tầng”, nghĩa là có các vùng nước lạnh hình thành trên bề mặt của đại dương, xảy ra vì các tảng băng tan chảy ra. Lượng nước ấm bị mắc kẹt ở dưới sẽ tiếp tục làm tan phần đáy của tảng băng, góp phần làm mực nước biển dâng nhanh chóng. Người ta đã quan sát thấy bằng chứng về sự phân tầng này ở ngoài khơi bờ biển phía nam của Greenland.

Theo nghiên cứu này, những thay đổi sẽ dẫn đến chênh lệch nhiệt độ ngày càng tăng giữa miền Bắc và miền xích đạo, vì thế sẽ gây ra lốc xoáy dữ dội và những cơn bão đi kèm với các con sóng khổng lồ.

Những phát hiện nêu trong nghiên cứu này được củng cố thêm với các nghiên cứu khác, chẳng hạn như một nghiên cứu của Cơ quan Đại dương và Khí quyển Quốc gia của Mỹ (NOAA).

Một số nhà đánh giá đã ca ngợi bản báo cáo như một "kiệt tác tổng hợp học thuật", trong khi những người khác nói rằng chưa chắc chắn rằng nó sẽ "phù hợp với những gì sẽ xảy ra trong thế giới thực."

Tuy nhiên, theo lời một trong những nhà đánh giá, nhà khoa học về sông băng tại trường Penn State Richard Alley, bài viết đó nhắc nhở chúng ta rằng những biến đổi lớn và nhanh chóng (của khí hậu) là điều có thể. Chúng ta chỉ không biết chắc về mức độ và xác suất.

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG