Đường dẫn truy cập

Các nhà hoạt động gây áp lực để Mỹ gia tăng tài trợ bài trừ AIDS


Bệnh nhân bị HIV dương tính ở Guinea được phát lương thực thực phẩm miễn phí nhưnng các nhà hoạt động nói rằng cần cung cấp việc chữa trị miễn phí nhiều hơn nữa
Bệnh nhân bị HIV dương tính ở Guinea được phát lương thực thực phẩm miễn phí nhưnng các nhà hoạt động nói rằng cần cung cấp việc chữa trị miễn phí nhiều hơn nữa

Những nhà hoạt động về HIV đang làm áp lực lên chính phủ Mỹ yêu cầu cung cấp nhiều hơn và tài trợ tốt hơn cho cuộc chiến toàn cầu chống HIV/AIDS. Lời yêu cầu trợ giúp được đưa ra trước khi hội nghị quốc tế về bệnh AIDS được tổ chức trong tháng này tại Áo.

Ông Michael Weinstein, chủ tịch của Quỹ Chăm sóc bệnh AIDS có trụ sở tại Mỹ tuyên bố ông cảm thấy chính sách của Hoa Kỳ phòng chống bệnh AIDS trên toàn thế giới được thi hành dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush hiện không còn là ưu tiên nữa.

Ông nói: “Thẳng thắn mà nói chúng tôi rất thất vọng về chính quyền Obama cũng như Quốc hội Mỹ.”

Trong tư cách ứng cử viên Tổng thống, Thượng nghị sĩ Barack Obama hứa tài trợ 50 tỉ đô la trong vòng 5 năm như một phần của chương trình PEPFAR tức là Kế hoạch Khẩn cấp của Tổng thống Trợ giúp bệnh AIDS, đang được tiến hành.

Tuy nhiên trong năm 2010, yêu cầu ngân khoản của PEPFAR chưa tới 7 tỉ đô la. Đây là năm đầu tiên trong lịch sử ngắn ngủi của chương trình này đã không có sự gia tăng đáng để ý. Ngân sách đề nghị của năm 2011 chỉ gia tăng một ít. Điều này làm cho những nhà hoạt động như ông Weinstein bất bình.

Ông nói: “Chúng tôi hiểu là chúng ta đang ở trong tình trạng có nhiều xáo trộn về tài chánh do đó có hai việc chúng ta có thể làm, thứ nhất là đặt ưu tiên cao nhất trong việc cứu mạng sống, và thứ hai là chúng ta có thể giúp chương trình này được điều hành hữu hiệu hơn và có kết quả hơn.”

Những người tham dự một cuộc họp báo mới đây tại Washington than phiền là quá nhiều tiền của Mỹ tài trợ được tiêu cho những chi phí về hành chánh và tiếp vận hay những lớp huấn luyện hơn là chú trọng vào việc chữa trị.

Bà Grace Akupumuza, một y tá về HIV đồng thời là một người sống với bệnh AIDS tại Uganda nói càng ngày càng có nhiều bệnh nhân dương tính với HIV phải nằm trong danh sách chờ hay bị các bệnh viện thường cung cấp thuộc chữa trị AIDS miễn phí cho những người cần đến từ chối.

Bà nói: “Cần phải chú ý đến việc chữa trị bởi vì càng ngày càng có nhiều người được thử nghiệm về HIV, vì tại Uganda có một chiến dịch thường xuyên thử nghiệm và cố vấn về bệnh AIDS. Nếu chúng ta có chiến dịch này và nếu không có chữa trị thì nhiều người sẽ không đi thử nghiệm. Một người nào đó sẽ nói “Tại sao tôi phải đi thử nghiệm nếu tôi biết là tôi sẽ không được chữa trị.” Do đó họ sẽ chờ và chết như đã thường xảy ra trước đây.”

Ông Eric Goosby, người đứng đầu PEPFAR bày tỏ mối quan ngại về tình hình tại Uganda và các nơi khác và nhấn mạnh là chính phủ Mỹ vẫn cam kết làm đủ mọi cách có thể làm được để phòng chống bệnh AIDS.

Trong một thông điệp được phát trên mạng Internet ông nói là những thách đố toàn cầu vẫn còn nhiều với 7 triệu người bị lây nhiễm mới và 2 triệu người chết vì bệnh AIDS mỗi năm.

Ông Goosby nói: “Cứ mỗi hai người được chữa trị thì lại có thêm 5 người bị lây nhiễm. Bệnh AIDS vẫn còn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đối với phụ nữ ở tuổi sanh đẻ. Nếu chúng ta muốn giữ vững được những thành tích đạt được trong việc phòng chống dịch bệnh này trong những năm tới, PEPFAR cần phải cộng tác chặt chẽ với chính phủ các quốc gia để hỗ trợ và gây dựng được sự đáp ứng toàn cầu đích thực để chia sẻ gánh nặng chung về dịch bệnh này.”

Ông Goosby kêu gọi chuyển việc chống lại bệnh AIDS từ một tình trạng khẩn cấp sang việc tìm kiếm một giải pháp bền vững, chú trọng nhiều hơn vào việc phòng ngừa và củng cố hệ thống y tế.

Các nhà hoạt động lo ngại là điều này có nghĩa là ít ngân khoản cho việc chữa trị cấp thời. Trong một trong những cuộc biểu tình, hàng ngàn người tuần hành trên đường phố Nam Phi, trước tòa lãnh sự Mỹ tại Johannesburg yêu cầu gia tăng tiền tài trợ của Mỹ để chống bệnh AIDS. Dự đoán có hơn 5 triệu người Nam Phi dương tính đối với HIV, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới khiến cho quốc gia này là thân chủ lớn nhất của PEPFAR.

Các giới chức Mỹ tại Nam Phi công bố một tuyên cáo nói rằng chính phủ MỸ vẫn hoàn toàn cam kết phòng chống HIV/AIDS, đặc biệt tại châu Phi và vẫn là nhà tài trợ lớn nhất trên toàn thế giới.

Tháng trước, chính phủ Hoa Kỳ loan báo một sáng kiến về y tế toàn cầu lên đến 63 tỉ đô la trong vòng 6 năm. Việc này sẽ đưa PEPFAR vào trong vòng cuộc chiến rộng lớn hơn chống lại những căn bệnh chính.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG