Đường dẫn truy cập

Trung Quốc sử dụng 'quyền lực mềm' để khẳng định quyền ở Biển Đông


Campuchia, nước nhận viện trợ đáng kể từ Bắc Kinh, là một trong những nước đầu tiên lên tiếng ủng hộ. (Ảnh minh họa)
Campuchia, nước nhận viện trợ đáng kể từ Bắc Kinh, là một trong những nước đầu tiên lên tiếng ủng hộ. (Ảnh minh họa)

Tuần trước, sau khi Tòa Trọng tài Thường trực La Haye tuyên phần thắng thuộc về Philippines trong vụ khiếu nại về Biển Đông, Bắc Kinh đã bắt đầu một chiến dịch ồ ạt nhằm nhấn mạnh quan điểm của họ cũng như tìm cách giành sự ủng hộ của một số nước. Đây được xem là chính sách ngoại giao thông qua chi tiền của Trung Quốc.

Campuchia, nước nhận viện trợ đáng kể từ Bắc Kinh, là một trong những nước đầu tiên lên tiếng ủng hộ.

Ông Curtis S. Chin, nghiên cứu sinh về châu Á tại Viện Milken cho rằng cũng như các nước khác Trung Quốc đang cố sử dụng quyền lực mềm và viện trợ phát triển để thúc đẩy lợi ích quốc gia. Ông nói thông qua các khoản tiền và hoạt động ngoại giao, Trung Quốc đang cố tạo ra các bạn bè và đối tác.

Trong khi đó, ông Scott Harold, Phó Giám đốc Trung tâm Chính sách châu Á Thái Bình Dương tại tổ chức nghiên cứu RAND Corporation, lưu ý rằng có những lúc Trung Quốc sử dụng vấn đề kinh tế để tác động đến một số nước yếu, nghèo và tham nhũng trong số các thành viên Hiệp hội ASEAN, làm cho khối này bị chia rẽ, như có thể thấy trong các động thái gần đây của Campuchia và Lào.

Mặc dù vậy, ông Scott Harold cho rằng các nước nhận tiền của Trung Quốc cũng chẳng thích thú gì khi bị Bắc Kinh gây tác động.

Nhìn về tương lai của ASEAN, ông Curtis Chin nói trong vài năm qua, các bộ trưởng ngoại giao và tài chính của khối đã đạt được đồng thuận khi có vấn đề liên quan đến Trung Quốc, vì vậy, ông cho rằng nếu Trung Quốc có thể bẻ từng chiếc trong bó đũa ASEAN “bằng ngoại giao hay tiền bạc hay cả hai, rõ ràng ASEAN sẽ chịu hậu quả".

XS
SM
MD
LG