Đường dẫn truy cập

Cuộc chiến Internet trở nên khốc liệt tại Thổ Nhĩ Kỳ


Tại Thổ Nhĩ Kỳ, chính quyền bị cáo buộc dính vào một cuộc chiến tranh mạng chống lại các đối thủ của mình. Các đối thủ đó đã dùng truyền thông xã hội để tổ chức các buổi biểu tình và lan truyền các cáo buộc về tham nhũng của chính quyền cấp cao.

Những chiến thắng trong cuộc bầu cử địa phương vào tháng trước của Ðảng AK của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan trùng hợp với các cuộc tấn công mạng trên nhiều tờ báo quan trọng của chính phủ và hãng thông tấn Cihan, thuộc sở hữu của một đối thủ của thủ tướng. Giám đốc kỹ thuật Yusuf Kenan của thông tấn xã Cihan giải thích.

“Vấn đề này bắt đầu vào ngày bầu cử. Chúng tôi bị tấn công dạng d-dos. D-dos nghĩa là có rất nhiều lưu lượng truy cập vào cơ sở hạ tầng khiến cho khách hàng của chúng tôi không thể có được dịch vụ. Chúng tôi đã bị các cuộc tấn công kiểu này nhưng không phải là cuộc tấn công quá lớn như thế này. Chúng tôi đặc biệt bị tấn công 10 Gigabit. Nhưng trong thời gian bầu cử, hàng trăm Gigabit đã bị tấn công”.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nói chuyện với báo giới trong văn phòng riêng ở Ankara, 23/4/2014
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nói chuyện với báo giới trong văn phòng riêng ở Ankara, 23/4/2014
Ông Kenan lưỡng lự trong việc chỉ đích danh chính phủ. Nhưng nhà báo và người phụ trách chuyên mục của tờ báo Zaman và tờ báo này cũng bị một cuộc tấn công mạng, ông Sevgi Akarcesme, lại có chút nghi ngờ:

“Tờ Zaman Ngày Nay và tờ Zaman trở thành mục tiêu trực tiếp của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan ở Thổ Nhĩ Kỳ, và bắt đầu từ tối hôm bầu cử, các trang mạng của Zaman Ngày Nay và Zaman tất cả đều bị chặn trong một khoảng thời gian. Ðó là một phần của cuộc tấn công mạng có hệ thống. Dĩ nhiên chúng tôi không có bất cứ tài liệu chính thức nào chứng minh đây là các cuộc tấn công của chính quyền, nhưng bạn chỉ có thể là bị điên mới không nhận ra chuyện này không do chính quyền tổ chức”.

Chính quyền mạnh mẽ bác bỏ các cáo buộc. Nhưng những tờ báo như thế đã đi tiên phong trong việc công khai các cáo buộc về tham nhũng ở chính quyền cấp cao, rất nhiều trong số đó ám chỉ Thủ tướng Erdogan và gia đình ông ta.

Ông Erdogan tiếp tục đi vòng quanh đất nước và khẳng định ông là nạn nhân của một âm mưu quốc gia và quốc tế nhằm lật đổ ông, và rằng các trang mạng như Twitter và You Tube là những yếu tố chủ chốt của những âm mưu này. Rất nhiều cáo buộc tham nhũng đã xuất hiện trên cả hai trang mạng, gây ra kết quả là lệnh cấm các trang này và cùng với khoảng 40.000 trang mạng khác đã bị nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ ngăn chặn. Giới chức cấp cao của Twitter đã bay tới Ankara tháng này để có cuộc đàm phán với chính quyền cấp cao. Sau cuộc họp, phó Thủ tướng Besir Atalay bày tỏ sự hài lòng.

​Ông nói rằng Twitter bây giờ đã phục tùng. Thực ra, Twitter đã làm điều này ở các quốc gia khác. Ông nói quốc gia của chúng ta sẽ không gặp bất cứ vấn đề nào nữa trong tương lai. Trong vấn đề này, chúng ta không có bất kỳ vấn đề nào với truyền thông xã hội.
Tòa án Thổ Nhĩ Kỳ đã chặn trang Twitter trong hơn một tuần trước khi cuộc bầu cử diễn ra
Tòa án Thổ Nhĩ Kỳ đã chặn trang Twitter trong hơn một tuần trước khi cuộc bầu cử diễn ra
​Sau cuộc họp ở Ankara, Twitter đã chặn hai tài khoản chính được dùng để phổ biến các cáo buộc tham nhũng. Việc chặn các trang mạng đã gây quan ngại trong các nhà hoạt động cho tự do ngôn luận và tự do Internet ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Yaman Akdniz, một chuyện gia về tự do mạng ở trường đại học Bilgi ở Istanbul đã thách thức thành công lệnh cấm Twitter của chính quyền ở toà án hiến pháp của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông nói bây giờ ông lo lắng về các ưu tiên của Twitter:

“Chuyến thăm của các giới chức Twitter và sau đó là việc gỡ bỏ lập tức hay việc chặn các tài khoản Twitter nhất định cho thấy họ quan tâm nhiều hơn về lợi ích riêng của họ, hơn là tự do ngôn luận. Tôi rất quan ngại, bởi vì nếu bạn bắt đầu tuân theo một lệnh tòa án và rồi sẽ có lệnh tòa án khác đòi họ phải cung cấp các địa chỉ IP và thông tin cá nhân của các tài khoản Twitter nhất định. Và các thông tin này của Twitter trợ giúp cho nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ có thể có hiệu quả làm nhụt chí tất cả những người dụng Twitter Thổ Nhĩ Kỳ”.

Nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ như tăng cường nỗ lực để thực hiện các lệnh cấm trên các trang mạng. Google tháng trước cáo buộc nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã chặn Hệ thống tên miền, vốn được dùng rộng rãi ở Thổ Nhĩ Kỳ để phá vỡ lệnh cấm. Các nhà phân tích nói Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn bị phân cực và sự phân cực đó dự kiến sẽ sâu sắc hơn trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Tám này. Cuộc chiến trên mạng chỉ có thể trở nên căng thẳng hơn. Ðó là một cuộc chiến mà chính phủ sẽ có vẻ như quyết tâm giành chiến thắng.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG