Đường dẫn truy cập

Mỹ sẽ bình thường hóa quan hệ nếu Bắc Triều Tiên chấm dứt chương trình hạt nhân


Hôm qua, ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice phát biểu tại Berlin rằng một thỏa hiệp chấm dứt chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên sẽ đưa tới việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Trưởng đoàn thương thuyết của Hoa Kỳ tại các cuộc hội đàm 6 bên do Trung Quốc bảo trợ về chương trình vũ khí hạt nhân ông Christopher Hill đã mở các cuộc họp trong hai ngày với đối tác Bắc Triều Tiên tại Berlin, thủ đô nước Đức.

Ngoại trưởng Rice đến Berlin sau một sứ mạng tại Trung Đông và tức khắc gặp trợ lý ngoại trưởng đặc trách Đông Á sự vụ Christopher Hill để được phúc trình về các cuộc họp giữa ông Hill với đối tác Bắc Triều Tiên là ông Kim Gye-Gwan.

Ông Hill đã họp với ông Gwan trước đây trong khuôn khổ các cuộc hội đàm 6 bên tại Bắc Kinh, nhưng các cuộc họp kín tại Berlin là các cuộc họp đầu tiên lọai này ở bên ngoài Bắc Kinh.

Tại một cuộc họp báo chung với bộ trưởng ngọai giao Đức Frank-Walter Steinmeier, ngoại trưởng Rice gọi các cuộc họp tại Berlin là một phần của một nỗ lực rộng lớn hơn của ông Hill để dọn đường cho một bầu không khí tích cực hơn cho các cuộc hội đàm 6 bên, mà các giới chức Mỹ hy vọng có thể tái tục trong tháng này.

Để trả lời một câu hỏi, bà Rice nói rằng bà đồng ý với một sự khẳng định cuả ông Hill rằng một thỏa hiệp chấm dứt chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên sẽ mở đường cho việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.

Dĩ nhiên điều này đã được dự đoán trong bản tuyên bố chung được ký kết tại các cuộc hội đàm 6 bên hồi tháng 9 năm 2005,khi mọi người trù liệu là việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên sẽ đưa tới việc bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên. Dĩ nhiên các nước khác đã có quan hệ bình thường. Và tôi xin nhấn mạnh là phải có một sự phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên hoàn toàn và có thể kiểm chứng được.

Theo thỏa hiệp tháng 9 năm 2005, Bắc Triều Tiên đồng ý trên nguyên tắc chấm dứt chương trình hạt nhân của họ để đổi lấy các bảo đảm an ninh và viện trợ Kinh tế của các nước khác, gồm Nam Triều Tiên, Nhật bản, Nga, Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, các cuộc thương thuyết đã bị gián đoạn ít lâu sau đó vì Bắc Triều Tiên than phiền về những biện pháp trừng phạt Kinh tế mà Hoa Kỳ áp đặt vì Bắc Triều Tiên làm bạc giả và có những hoạt động bất hợp pháp khác. Bắc Triều Tiên đã trỡ lại bàn thương nghị hồi tháng 12 sau khi ngưng họp trong hơn một năm, nhưng lại chỉ muốn thảo luận về việc đòi Hoa Kỳ hủy bỏ các biện pháp trừng phạt.

Trong một buổi nói chuyện với các phóng viên tại Berlin truớc khi ngoại trưởng Rice đến đó, ông Hill nói rằng Bắc Triều Tiên có một sự lựa chọn quan trọng khi các cuộc thương thyết được mở lại.

Tôi cho rằng điều rất quan trọng là Bắc Triều Tiên phải hiểu rằng họ thực sự đã đi đến một ngã ba đường. Họ đã đi tới chỗ phải quyết định. Đó là họ muốn có vũ khí hạt nhân hay họ muốn có một tương lai trong cộng đồng Quốc tế, bởi vì kể từ hôm 9 tháng 10 năm ngoái, tức là ngày Bắc Triều Tiên cho nổ thử nghiệm một cơ cụ hạt nhân, cộng đồng Quốc tế đã nói rõ rằng chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên là điều không thể chấp nhận được.

Ông Hill nói rằng Hoa Kỳ không có ý đồ thù nghịch đối với Bắc Triều Tiên, không thù ghét dân chúng Bắc Triều Tiên, và mong có một quan hệ bình thường với nước đó, phù hợp với những điều khoản trong thỏa hiệp năm 2005.

Đặc sứ Hill sẽ đi Hán Thành để tham khảo ý kiến vào thứ sáu, rồi sau đó sẽ đi Bắc Kinh và Tokyo.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG