Đường dẫn truy cập

Vatican muốn tìm kiếm hòa bình cho Ukraine nhưng không muốn mất lòng Chính thống giáo


Đức Giáo hoàng Francis và Đức Thượng phụ Kirill trao đổi tuyên bố chung về sự đoàn kết tôn giáo ở Havana, Cuba hồi năm 2016
Đức Giáo hoàng Francis và Đức Thượng phụ Kirill trao đổi tuyên bố chung về sự đoàn kết tôn giáo ở Havana, Cuba hồi năm 2016

Tòa thánh Vatican từ lâu đã đóng vai trò trung gian hòa giải toàn cầu nhưng lần này phải chật vật tìm cách tạo dấu ấn trong cuộc xung đột Ukraine do phải đi thăng bằng trên dây giữa mong muốn hòa bình và quan hệ với Giáo hội Chính thống Nga.

Với lời tuyên bố ‘sẵn sàng’ giúp đỡ đàm phán, chuyến thăm chưa từng có của Đức Giáo Hoàng Francis đến Đại sứ quán Nga và các cuộc gọi điện thoại cấp cao, Tòa Thánh đã không tiếc công sức kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng trước để đạt được lệnh ngừng bắn.

Nhưng bất chấp những thành tích trong quá khứ, nhất là khi Cuba và Mỹ tiến đến gần nhau trong hành động mang tính lịch sử vào năm 2014, nỗ lực của Vatican để đóng vai trò kiến tạo hòa bình trong cuộc xung đột Ukraine vẫn chưa đem lại kết quả.

Điều này là do, theo các nhà phân tích, Đức Giáo hoàng phải có hành động cân bằng ngoại giao.

Ngài bị vướng cuộc xung đột với tư cách là người hướng dẫn tâm linh của năm đến sáu triệu người Công giáo ở Ukraine.

Nhưng Vatican cũng đã bỏ ra nhiều năm để thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn với Giáo hội Chính thống Nga do Đức Thượng phụ Kirill – đồng minh thân cận của Tổng thống Vladimir Putin và là trụ cột chính trong bộ máy cầm quyền của ông – đứng đầu.

Điều này đã dẫn đến cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Giáo hoàng Francis và Thượng phụ Kirill vào năm 2016, cuộc gặp gỡ đầu tiên của lãnh đạo hai giáo hội kể từ khi Thiên chúa giáo tách ra thành các nhánh phương Tây và phương Đông vào thế kỷ 11.

Vào tháng 12, Giáo Hoàng thậm chí còn đề cập đến khả năng Ngài đến Moscow để gặp ‘huynh đệ’ Kirill trong tương lai gần.

Đức Giáo hoàng Francis ‘không tránh khỏi được xem là người phán xử và là một bên’ trong cuộc xung đột, ông Bernard Lecomte, chuyên gia về Vatican và Đông Âu, lưu ý.

Kết quả là một loạt các tuyên bố công khai của Đức Giáo Hoàng lên án cuộc chiến bằng những từ ngữ ngày càng gây xúc động nhưng không bao giờ nhắc đến Nga là kẻ xâm lược.

Cách tiếp cận của Đức Giáo Hoàng đã làm dấy lên những lời chỉ trích và chỉ trích này đã tăng lên sau khi Đức Thượng phụ Kirill nói thẳng rằng ông ủng hộ hành động quân sự của Nga và gọi các đối thủ của Moscow ở Ukraine là ‘thế lực quỷ dữ’.

Sau đó, Giáo hoàng Francis đã đẩy giọng điệu lên, lên án ‘sự xâm lược vũ trang không chấp nhận được’ và ‘sự man rợ" của việc giết hại người vô tội.

Khi đó, ‘vai trò không thiên vị, lợi thế đối với người hòa giải, bị giảm sút’, ông Stein Tonsson, thành viên của Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo, vốn nói rằng ông ‘bi quan’ về cơ hội của Vatican làm trọng tài cho các cuộc đàm phán hòa bình về Ukraine.

“Có một bước ngoặt thực sự - nó đẩy ngoại giao Vatican đi khỏi thái độ chính trị thực tế,” Constance Colonna-Cesari, tác giả cuốn ‘Ngoại giao Tòa thánh: Sức mạnh bí mật của Vatican’, nói.

Về phần mình, Đức Thượng phụ Kirill cũng đang đối mặt sự phản đối của một bộ phận giáo sĩ của Ngài ở Ukraine, vốn kêu gọi cắt đứt quan hệ với Tòa Thượng phụ Moscow.

Bên cạnh những nỗ lực ngoại giao, Vatican đã đóng vai trò nhân đạo truyền thống khi gửi các vị hồng y đến khu vực và kích hoạt mạng lưới tị nạn.

Đức Giáo Hoàng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại tôn giáo.

Hôm 16/3, trong một cuộc gọi video với Đức Thượng phụ Kirill, Đức Giáo Hoàng Francis nói rằng Giáo hội ‘không được sử dụng ngôn ngữ chính trị, mà là ngôn ngữ của Chúa’, nói rằng cả hai nhà lãnh đạo tôn giáo nên ‘đoàn kết trong nỗ lực thúc đẩy hòa bình’.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG