Đường dẫn truy cập

Thị phần hàng dệt may của Việt Nam tăng tại Mỹ


Công nhân làm việc tại một nhà máy dệt may ở ngoại ô Hà Nội.
Công nhân làm việc tại một nhà máy dệt may ở ngoại ô Hà Nội.

Việt Nam năm nay tiếp tục tăng thị phần hàng dệt may ở thị trường Mỹ, dẫn đến dự báo xuất khẩu dệt may của các nước Trung Mỹ sẽ chậm lại, buộc các nước này phải tính đến những chiến lược cạnh tranh mới.

Năm ngoái, Việt Nam đã vượt qua doanh số của Trung Mỹ về xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ, thị trường tiêu thụ các mặt hàng này lớn nhất thế giới, chiếm thị phần 11,48% so với mức 11,26% của tất cả các nước Trung Mỹ cộng lại. Năm 2014, Việt Nam chiếm thị phần 10,73%, Trung Mỹ chiếm 11,67%.

Với việc Việt Nam là nước thành viên hiệp định thương mại tự do Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, TPP, và TPP đang có thêm sự ủng hộ, bà Karin de Leon, giám đốc điều hành của Cecate, một hội đồng vận động hành lang về dệt may của Trung Mỹ, nói "Nhiều đơn hàng và đầu tư sẽ chuyển đến Việt Nam".

Theo TPP, Việt Nam sẽ phải tuân thủ quy định về xuất xứ nguồn gốc nguyên liệu, còn gọi là quy định yarn forward, và đi theo một lộ trình giảm thuế kéo dài cả một thập kỷ, song Mỹ cũng cho Việt Nam được hưởng Chương trình Trợ cấp Nhập khẩu (IPA) và các quy định mềm dẻo hơn về cung ứng những mặt hàng khan hiếm, mà các nước Trung Mỹ không có sự ưu đãi tương tự theo hiệp định thương mại tự do giữa Cộng hoà Dominica và Trung Mỹ (DR-CAFTA). Vì các điều kiện như vậy, bà Karin de Leon dự báo Trung Mỹ sẽ thua thiệt hàng tỷ đôla.

Trung Mỹ lo ngại IPA cho Việt Nam hưởng "tín nhiệm nhập khẩu" nhờ đó Việt Nam có thể nhập nguyên liệu đến 70% từ các nước như Trung Quốc tương ứng với 100% lượng vải Mỹ mà Việt Nam sử dụng, con số "tín nhiệm" này sẽ tăng dần và chấm dứt và năm 2021. Các nước Trung Mỹ sợ rằng Việt Nam sẽ mua nhiều nguyên liệu của Trung Quốc, làm tăng thêm hàng nhập khẩu của Trung Quốc và phá hoại hơn nữa ngành dệt may là cần câu cơm của các nước này.

Bà Karin de Leon nói "Chính phủ Việt Nam có chiến lược rất mạnh bạo nhằm phát triển ngành công nghiệp này. Họ xây thêm nhà máy, tăng gấp đôi công suất trong 5 đến 10 năm. TPP đã xong. Các quân bài đã được chia. Điều mà các nước Trung Mỹ có thể làm là phối hợp hành động".

Để đối phó với Việt Nam, bà Karin nói các nước Trung Mỹ đang gấp rút lập ra một chiến lược cạnh tranh và bà hy vọng chiến lược mới sẽ ra đời trong những tháng tới. Bà không nói rõ chi tiết nhưng cho hay chiến lược có mục tiêu đẩy mạnh năng lực cạnh tranh về hàng thời trang chuyên biệt và tận dụng khoảng cách địa lý gần Mỹ.

Theo bà Karin, Việt Nam sẽ phải đợi 10 đến 12 năm mới có thể đưa hàng sợi tổng hợp và dệt vào thị trường Mỹ, và đó là cơ hội cho các nước Trung Mỹ. Cụ thể, đó là các sản phẩm quần áo thể thao, quần áo lót và váy nữ, quần áo ngủ và một số loại áo khoác nữ.

Hồi tháng 12 năm ngoái, các quan chức thương mại và Quốc hội Mỹ đã gặp các các quan chức Trung Mỹ. Họ trấn an rằng Mỹ sẽ không bỏ rơi khu vực này. Bà Karin nói "Họ đang cân nhắc lợi ích của khu vực chúng tôi vì chúng tôi là một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng của họ".

Về phần Việt Nam, dự kiến Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định TPP do Mỹ dẫn đầu. Hiệp định gồm 12 thành viên, chiếm 40% nền kinh tế thế giới, giúp cho Việt Nam có thể tiếp cận với nhiều thị trường lớn mà không phải chịu thuế quan.

Truyền hình vệ tinh VOA 1/3/2016
please wait

No media source currently available

0:00 0:14:30 0:00

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG