Đường dẫn truy cập

Thảo luận Việt-Trung về giàn khoan không đạt tiến bộ


Quang cảnh cuộc gặp giữa Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì với Phó Thủ tướng-Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hà Nội, ngày 18/6/2014.
Quang cảnh cuộc gặp giữa Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì với Phó Thủ tướng-Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hà Nội, ngày 18/6/2014.
Việt Nam và Trung Quốc không đạt tiến bộ trong cuộc hội đàm hôm nay (18/6) về tranh cãi liên quan đến giàn khoan Bắc Kinh đưa vào khu vực Hà Nội có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Hãng thông tấn AP dẫn nguồn tin từ một giới chức Việt Nam ẩn danh cho biết không có bước đột phá nào đáng kể từ cuộc thảo luận giữa Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì với Phó Thủ tướng-Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hà Nội. Cả đôi bên đều kiên quyết giữ quan điểm phản đối đối phương.

Ông Dương Khiết Trì là nhà ngọai giao cao cấp nhất của Trung Quốc tới Việt Nam kể từ khi giàn khoan của Bắc Kinh xuất hiện ngoài bờ biển Việt Nam đầu tháng 5 vừa qua.

Ông Dương nói với Ngoại trưởng Việt Nam rằng đảng, chính phủ, và nhân dân hai nước Việt-Trung đều mong muốn quan hệ song phương phát triển và chuyến đi của ông tới Việt Nam lần này để mở ra các cuộc thảo luận thẳng thắn, sâu rộng với phía Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông Dương phê phán Việt Nam cản trở hoạt động của giàn khoan và tạo ra những khó khăn hiện nay cho quan hệ song phương.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh thuật lời ông Dương Khiết Trì nói với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh rằng điều cấp thiết nhất là Hà Nội phải ngưng sách nhiễu, thôi thổi phồng sự việc tạo thêm tranh cãi, và xử lý thỏa đáng hậu quả các vụ bạo động chống Trung Quốc hồi tháng rồi tại Việt Nam.

Ngoài ra, ông còn yêu cầu Hà Nội phải tăng cường biện pháp bảo vệ tài sản và nhân mạng của Trung Quốc tại Việt Nam.
Việt Nam khá bị cô lập, không nước nào muốn đứng về phía Việt Nam để đối chọi lại với Trung Quốc, kể cả Mỹ, mặc dù Hoa Kỳ đã phê phán rằng Trung Quốc là bên khiêu khích, nhưng Washington vẫn chưa có đáp ứng bằng hành động cụ thể nào.
Giáo sư Carl Thayer.


Bản tin của Reuters tường thuật rằng ông Dương chỉ trích phía Việt Nam khuấy động tranh cãi căng thẳng, đồng thời khẳng định hoạt động của giàn khoan 981 là ‘hoàn toàn hợp pháp’.

Ông cũng Dương nhắc lại quan điểm lâu nay của Bắc Kinh rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc, không có tranh chấp về vấn đề này.

Các hãng thông tấn quốc tế không trích dẫn hồi đáp của Ngoại trưởng Việt Nam trước các bình luận của ông Dương Khiết Trì.

AP chỉ thuật lời ông Minh nhận định rằng cuộc tiếp xúc cấp cao hôm nay kể từ khi tranh cãi về giàn khoan bùng phát chứng tỏ cam kết giải quyết tranh chấp giữa đôi bên.

Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cả hai nước đánh giá cuộc hội đàm là ‘thẳng thắn và xây dựng’.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông thuộc Học viện Quốc phòng Australia, nhận xét tuy cuộc gặp cấp cao Việt-Trung hôm nay quan trọng nhưng không có gì ngạc nhiên khi nó không mang lại kết quả đột phá.

“Cuộc gặp quan trọng vì nó diễn ra giữa bối cảnh cuộc khủng hoảng liên quan đến giàn khoan đang gia tăng và nó mang lại cơ hội đầu tiên cho đôi bên gặp gỡ. Việt Nam đã hối thúc kích hoạt đường dây nóng Việt-Trung, nhưng không được Bắc Kinh đáp ứng. Cuộc gặp hôm nay không giải quyết được vấn đề giàn khoan, nhưng thật ra cũng không nên mong đợi điều đó. Bởi lẽ đây chỉ là vòng sơ khởi, đôi bên trình bày quan điểm của mình, và có lẽ Trung Quốc đang tìm cách tận dụng cơ hội này để uy hiếp Việt Nam mà một trong những yêu cầu được nêu lên hôm nay là đòi Việt Nam đền bù thiệt hại từ các vụ bạo động chống Trung Quốc. Cuộc hội đàm không đạt kết quả vì giàn khoan Trung Quốc vẫn sẽ ở đó cho tới giữa tháng 8. Chúng ta phải đợi tới sau thời điểm đó mới có thể thấy được liệu có hay không nỗ lực giải quyết khủng hoảng để đưa quan hệ Việt-Trung không phải trở lại mức bình thường mà là thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, từ đối đầu chuyển sang đối thoại."
Cuộc hội đàm không đạt kết quả vì giàn khoan Trung Quốc vẫn sẽ ở đó cho tới giữa tháng 8. Chúng ta phải đợi tới sau thời điểm đó mới có thể thấy được liệu có hay không nỗ lực giải quyết khủng hoảng để đưa quan hệ Việt-Trung không phải trở lại mức bình thường.
Giáo sư Thayer.


Ông Thayer dự đoán khó có khả năng sẽ sớm có một cuộc gặp cấp cao khác giữa đôi bên sau chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì.

Đáp câu hỏi liệu Việt Nam có phương cách nào buộc Trung Quốc phải ngồi vào bàn đàm phán giải quyết căng thẳng hiện nay hay không, giáo sư Carl Thayer cho rằng:

"Không. Dù Trung Quốc đã nộp bản trình bày quan điểm lên Liên hiệp quốc nhưng họ vẫn không muốn Liên hiệp quốc can thiệp hay làm trung gian hòa giải tranh chấp. Còn phải chờ xem ASEAN trong cuộc gặp cấp cao lần tới trong năm nay có tìm ra được tiếng nói mạnh mẽ hơn hay không. Không có dấu hiệu gì tích cực cho Việt Nam cả. Việt Nam khá bị cô lập, không nước nào muốn đứng về phía Việt Nam để đối chọi lại với Trung Quốc cả, kể cả Mỹ, mặc dù Hoa Kỳ đã phê phán rằng Trung Quốc là bên khiêu khích, nhưng Washington vẫn chưa có đáp ứng bằng hành động cụ thể nào."
please wait

No media source currently available

0:00 0:04:51 0:00
Tải xuống
Theo nhận định của chuyên gia quốc tế này, không thể tách rời chiến lược giàn khoan Trung Quốc ngoài bờ biển Việt Nam với các hoạt động xây dựng cùng những áp lực tiếp diễn của Bắc Kinh đối với Philippines.

Giáo sư Carl Thayer nói Trung Quốc đang một mình một cõi, các nước có thể lên tiếng, có thể đưa vấn đề ra quốc tế, nhưng rốt cuộc không nước nào có sức mạnh áp lực buộc Bắc Kinh phải dừng các bước tiến trong tham vọng bành trướng, chiếm trọn Biển Đông.

VOA Express

XS
SM
MD
LG