Đường dẫn truy cập

Nhiều nước ký tuyên cáo chống tham nhũng


Các quốc gia ký Công ước Chống Tham nhũng phải ngăn chận, hình sự hóa tham nhũng, cùng lúc phải hợp tác với quốc tế để thu hồi tài sản bị tham nhũng đánh cắp
Các quốc gia ký Công ước Chống Tham nhũng phải ngăn chận, hình sự hóa tham nhũng, cùng lúc phải hợp tác với quốc tế để thu hồi tài sản bị tham nhũng đánh cắp

Các chuyên viên chống tham nhũng họp tại Thái Lan trong tuần này đưa ra một số khuyến cáo chống lại tệ nạn này trên khắp thế giới.

Hội nghị Chống Tham nhũng Quốc tế lần thứ 14 ở Bangkok kết thúc hôm thứ Bảy với quyết tâm của các quốc gia tham dự xúc tiến các kế hoạch chống tham nhũng và tuân thủ đầy đủ các thỏa thuận chống tham nhũng hiện hành.

Hội nghị tiếc khi thấy một số nước chưa phê chuẩn Công ước Chống Tham nhũng của Liên Hiệp Quốc, có hiệu lực từ 2005, buộc các quốc gia ký kết phải có hành động ngăn chận và hình sự hóa tham nhũng, cùng lúc phải hợp tác với quốc tế để thu hồi tài sản bị tham nhũng đánh cắp.

Sau 4 ngày thảo luận, hội nghị kết luận rằng sức mạnh chống tham nhũng của các tổ chức xã hội dân sự đang bị đánh giá thấp.

Diễn viên Emma Suwannarat, người đọc tuyên cáo của hội nghị, nói rằng Công ước Chống Tham nhũng của Liên Hiệp Quốc đạt tiến bộ một cách chậm chạp:

“Chúng ta ghi nhận công ước này là cơ sở cho một công cụ đầu tiên của thế giới giúp giải quyết nạn tham nhũng. Tiếc thay, nhiều nước chưa phê chuẩn hoặc chưa thực thi đúng đắn.”

Cùng lúc với hội nghị Bangkok, hội nghị cấp cao G20 ở Seoul cũng nói đến Kế hoạch Chống Tham nhũng, và hội nghị Bộ trưởng APEC ở Yokohama cũng xác định tham nhũng là một đe dọa cho phồn vinh và phát triển.

Hội nghị Bangkok cũng đưa ra các khuyến cáo để phát huy tính minh bạch trong khu vực tư nhân, động viên các chính phủ phải có quyết tâm và các biện pháp mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và xóa bỏ tham nhũng dưới mọi hình thức.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG