Đường dẫn truy cập

Nam Sudan: Nước trẻ nhất vừa chào đời


U.S. President Barack Obama acknowledges applause while addressing the final session of the Democratic National Convention in Charlotte, North Carolina September 6, 2012. REUTERS/Jessica Rinaldi (UNITED STATES - Tags: POLITICS ELECTIONS)
U.S. President Barack Obama acknowledges applause while addressing the final session of the Democratic National Convention in Charlotte, North Carolina September 6, 2012. REUTERS/Jessica Rinaldi (UNITED STATES - Tags: POLITICS ELECTIONS)

Ngày 9-7-2011, nước Nam Sudan tách ra khỏi nước Cộng hòa Sudan, tuyên bố độc lập, được Hoa Kỳ, châu Âu, Bắc Sudan, và nhiều nước khác chính thức công nhận, và trở thành quốc gia thành viên thứ 199 của Liên Hợp Quốc,với thủ đô Juba và Tổng thống Salva Kiir, có diện tích 619.745 km vuông (nhỉnh hơn nước Pháp, 547.000 km vuông), với 8 triệu 2 dân.

Từ nay, Cộng hòa Sudan gọi là Bắc Sudan. Vốn là nước rộng nhất châu Phi, với 2,5 triệu km vuông và hơn 31 triệu dân, Bắc Sudan nay còn 1,8 triệu km vuông, tụt xuống hàng thứ 3 của châu Phi về diện tích, đứng sau 2 nước Algerie và Congo.

Nam Sudan xuất hiện sau một cuộc nội chiến lâu dài, đẫm máu, giữa một bên là các bộ tộc bản địa ngày càng bị dồn xuống phía Nam, một bên là các bộ tộc gốc Ả-rập từ phía Bắc và Trung Cận Đông tràn xuống, lấn dần các bộ tộc bản địa.

Cuộc nội chiến Nam-Bắc dai dẳng, đẫm máu này kéo dài gần 50 năm. Năm 1972 miền Bắc và miền Nam Thỏa ước Addis Ababa, nhưng hòa bình chỉ kéo dài 11 năm.

Đầu năm 1983 chiến tranh Nam-Bắc lại bùng nổ, vừa mang tính chất xung đột bộ tộc, giữa những bộ tộc da đen gốc bản địa với các bộ tộc gốc Ả-rập ngoại nhập. Chiến tranh càng thêm phức tạp do xen lẫn mâu thuẫn tôn giáo - dân bản địa theo các tín ngưỡng cổ xưa và Công giáo, còn các bộ tộc Ả-rập đều theo Hồi giáo.

Đến đầu năm 2003 lại xảy ra cuộc nổi dậy kéo dài gần 3 năm của các bộ tộc vùng Darfur ở phía Tây Sudan. Cuộc nổi dậy này bị dập tắt trong biển máu, với 30 vạn người bị giết, 3 triệu dân phải di tản ra ngoài nước.

Ngày 9-1-2005, 2 bên Nam - Bắc ký thỏa ước ở Nairobi, kết thúc 21 năm nội chiến lần thứ hai. Theo thỏa ước nói trên, miền Nam được hưởng quy chế tự trị trong 6 năm, ngay sau đó sẽ tiến hành cuộc trưng cầu dân ý tại miền Nam.

Đúng như qui định, ngày 9-1-2011, cuộc Trưng cầu dân ý đã diễn ra sôi nổi, rộng khắp, như những ngày hội lớn khắp miền Nam. Dân gốc miền Nam di tản khắp nơi nô nức trở về quê cũ tham gia cuộc bỏ phiếu dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc. Kết quả là hơn 98% cử tri bỏ phiếu tán thành chủ trương miền Nam độc lập.

Ngày 8-2-2011 Tổng thống Bắc Sudan Omar al-Bashir chính thức công nhận nước CH Nam Sudan và gửi điện mừng đến Tổng thống Salva Kiir. Ông Salva Kiir năm nay 61 tuổi, nguyên là một nhà lãnh đạo của phong trào Giải phóng miền Nam Sudan; sau khi Hiến pháp mới được thông qua ngày 9-7-2005, ông trở thành Phó Tổng thống nước CH Sudan.

Tham gia ngày lễ lập quốc của Nam Sudan tại thủ đô Juba có Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon, Tổng thống Bắc Sudan Omar al-Bashir và tổng thống Nam Phi Jacob Zuma.

Các nước lớn trong Liên hiệp châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Canada…đang gửi gấp viện trợ nhân đạo và viện trợ kinh tế đến Nam Sudan để cứu đói và tiếp sức cho công cuộc xây dựng sau chiến tranh lâu dài. Nam Sudan có nền kinh tế giàu tiềm năng, sản lượng bông, mía, ngô đều lớn, lại có 85% sản lượng dầu của nước CH Sudan cũ, nên có nhiều triển vọng phát triển.

Tại sao Tổng thống Sudan Omar al-Bashir lại chịu công nhận sự chia cắt và sớm công nhận nước CH Nam Sudan? Đó là vì vị trí của ông và của đảng National Congress Party (đảng Đại hội Dân tộc) đang lung lay dữ dội, vì tình hình chính trị miền Bắc Sudan đang thoát dần khỏi sự kiểm soát của ông và phe cánh. Có rất nhiều cán bộ, thanh niên của Mặt trận Giải phóng miền Nam tràn lên miền Bắc với uy tín cao trong nhân dân, trí thức, thanh niên thuộc các bộ tộc miền Bắc, truyền bá những tư tưởng tự do, dân chủ, bình đẳng, nhân quyền, pháp quyền, nhân đạo...Omar lại vẫn đang là tôi phạm quốc tế bị truy nã. Do đó các nhà bình luận quốc tế đều cho rằng đây là bước lùi chiến thuật của một nhà độc tài phạm tội ác lớn ở lục địa châu Phi đang chuyển mình dữ dội theo hướng tiến bộ, buộc nhà độc tài có tội nặng phải tỏ ra biết điều, tôn trọng các thỏa thuận đã ký, để rồi tính mưu kế về sau.

Rất có thể Omar sẽ đẩy hết dân các bộ tộc miền Nam ra khỏi miền Bắc, theo kế thanh lọc chủng tộc, rồi thắt chặt ách độc đoán ở miền Bắc để khi có điều kiện lại gây sự, có thể cả gây lại nội chiến với Nam Sudan.

Nhưng tình hình đã thay đổi rất lớn. Nhân dân 2 miền Nam Bắc Sudan đều thức tỉnh. Nhà độc tài Omar không còn có cả thế và lực để tồn tại. Thế giới, nhất là châu Phi, châu Âu ở gần và châu Mỹ…cùng Liên Hiệp Quốc quyết tham gia vào việc thanh toán tất cả các chế độ độc đoán còn tồn tại, bất cứ ở đâu.

Tin mừng khai sinh nước Nam Sudan đầy sức trẻ tách ra khỏi nước Cộng hòa Sudan mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

  • 16x9 Image

    Bùi Tín

    Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Ðối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.

Đường dẫn liên quan

VOA Express

XS
SM
MD
LG