Đường dẫn truy cập

Hiểu ‘sắc lệnh hành pháp tạm đình chỉ nhập cư’ ra sao?


TT Trump tại một buổi thảo luận về an ninh biên giới và người nhập cư, tại Calexico, California, tháng Tư, 2019.
TT Trump tại một buổi thảo luận về an ninh biên giới và người nhập cư, tại Calexico, California, tháng Tư, 2019.

Peter Hong


Cuối cùng Sắc lệnh hành pháp của Tổng thống cũng được ban hành sau khi được Tổng thống tuyên bố một ngày trước đó (ngày 21 tháng 4). Hôm qua toàn văn Sắc lệnh đã được Nhà trắng công bố trong đó Phần 4 của Sắc lệnh quy định về việc chấm dứt hiệu lực như sau: “Tuyên bố này sẽ hết hạn sau 60 ngày kể từ ngày có hiệu lực và có thể được tiếp tục khi cần thiết. Bất cứ khi nào thích hợp, nhưng không quá 50 ngày kể từ ngày tuyên bố này có hiệu lực, Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa, với sự tham khảo ý kiến của Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Lao động, đề nghị tôi nên tiếp tục hay sửa đổi tuyên bố này.” Phần 5 quy định về ngày có hiệu lực: “Tuyên bố này có hiệu lực vào lúc 11:59 tối giờ miền đông Hoa Kỳ ngày 23/4/2020.” Các luật sư của Tổng thống đã rất thận trọng khi để Tổng thống tiếp tục hay sửa đổi việc tạm đình chỉ việc nhập cư 10 ngày trước thời hạn 60 ngày tạm đình chỉ sau khi nghe ý kiến của Bộ An ninh Nội địa, Bộ Ngoại giao và Bộ Lao động về cùng một vấn đề.

Với các quy định hiện hành của Luật Di trú hiện nay, thời gian trung bình để một người nước ngoài có thể nhập cư vào Mỹ làm việc là khoảng từ 3 đến 4 năm đối với cả loại lao động có kỹ năng và lao động không qua đào tạo theo Chương trình visa định cư nếu họ ở nước ngoài muốn di cư vào Mỹ. Tuy nhiên một trong những điểm mấu chốt của các chương trình định cư này đó là các công ty tuyển dụng Mỹ phải chứng minh với Bộ Lao động rằng họ đã tiến hành tuyển dụng lao động Mỹ nhưng để đáp ứng nhu cầu lao động của công ty nhưng không tìm được hoặc không có lao động Mỹ nào sẵn sàng làm việc ở vị trí công việc và mức lương do Bộ Lao động Mỹ quy định cho vị trí công việc và địa điểm làm việc đó. Chỉ khi đó công ty tuyển dụng lao động Mỹ mới được phép tuyển dụng lao động ngoại quốc (kể cả dạng lao động có tay nghề và lao động chưa qua đào tạo). Và với quy định chặt chẽ như vậy, sau khi người lao động ngoại quốc tham dự các cuộc phỏng vấn visa định cư tại cơ quan lãnh sự của Mỹ tại nước ngoài, nếu được chấp thuận họ mới được di cư sang Mỹ để làm việc cho các công ty tuyển dụng lao động Mỹ và họ đương nhiên được cấp thẻ xanh 10 năm để làm việc và định cư tại Mỹ theo đúng quy định của Luật Di trú Hoa Kỳ. Sắc lệnh cũng loại trừ đối với dạng visa đầu tư định cư theo diện EB5 vào Mỹ.

Theo diện việc làm căn cứ vào Bản tin thị thực/visa/chiếu khán (visa bulletin) tháng 3/2020 vừa được công bố trên website của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ với nhiều dấu hiệu tích cực về tình hình cấp visa cho các chương trình định cư diện lao động EB-1, EB-5. Tuy nhiên, đối với chương trình EB-3 lại có chuyển biến lớn khi ngày ưu tiên đã bị lùi về thời điểm năm 2017.

Riêng chương trình EB-3, ngoại trừ Trung Quốc Đại lục và Ấn Độ (bị tồn đọng hồ sơ lâu hơn), tất cả các nước trên thế giới đã có ngày ưu tiên xử lý hồ sơ lùi về 1/7/2017. Trong khi đó, visa bulletin tháng 2/2020 vẫn cho thấy là “hiện tại” đối với hầu hết các quốc gia ngoài 2 nước nói trên. Trong bảng ngày nộp hồ sơ lên NVC để xin visa, chương trình EB-3 gần như giữ nguyên 3 tháng liền (1, 2, 3 năm 2020) và đang ở thời điểm đầu năm 2019.

Như vậy có thể thấy rằng Sắc lệnh Hành pháp này được ban hành trong lúc Hoa Kỳ đang phải chật vật để đối diện với đại dịch và là nước có số người tử vong có nguyên nhân từ Coronavirus cao nhất thế giới được xem như là một động tác chính trị mang tính biểu tượng nhằm để bảo vệ việc làm cho người Mỹ sau khi mở cửa lại nền kinh tế theo các kế hoạch của Chính phủ và sẽ được các Thống đốc của các tiểu bang căn cứ vào tính hình thực tế để quyết định và ban hành. Đứng ở góc độ pháp luật về di trú tại Hoa Kỳ, với nguyên tắc bất di bất dịch là phải ưu tiên tuyển dụng lao động Mỹ trước, và chỉ được tuyển dụng lao động ngoại quốc khi họ không tìm được hoặc không có người Mỹ nào muốn làm việc ở vị trí công việc và mức lương đó, thì mới đến lao động ngoại quốc, chắc chắn trong vòng 60 ngày tới đây, các cơ quan lãnh sự của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ phải thực thi Sắc lệnh này và tạm hoãn các các cuộc phỏng vấn đã được lên lịch từ trước khi có Sắc lệnh này nhưng bị tạm hoãn vì đại dịch cho đến khi có Tuyên bố kéo dài hoặc chấm dứt hiệu lực thi hành của Tống thổng. Tuy nhiên, con số thực tế các di dân có thể phỏng vấn thành công từ các nước trên thế giới theo chương trình định cư trên cở sở việc làm là rất nhỏ để có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của lao động Mỹ sau khi mở cửa trở lại nền kinh tế.

Có hai kịch bản có thể xảy ra. Một là tiếp tục thực hiện việc tạm đình chỉ nhập cư. Việc quy định tạm đình chỉ này không thể kéo dài mãi vì nó có thể xung đột với các quy định của pháp luật khác và các bản án của các toà án liên bang. Hai là chấm dứt việc tạm đình chỉ việc nhập cư. Khi đó, ba cơ quan chịu trách nhiệm chính là Bộ Lao động, Bộ Anh ninh Nội địa và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ phải làm việc cật lực hơn để giải quyết các hồ sơ tồn động do việc đình chỉ này mang lại. Và hiệu quả mang lại thực sự cho lao động Mỹ là gì không thực sự rõ ràng!!!

Chúng ta hãy chờ xem điều gì xảy ra đối với lao động nhập cư hợp pháp vào Mỹ trên cở sở việc làm ở nước Mỹ sau 60 ngày thực thi Sắc lệnh này tại Hoa Kỳ.

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG