Đường dẫn truy cập

Nhìn lại những lần chính phủ Mỹ 'đóng cửa'


Một công chức chính phủ liên bang, đứng trên thềm trụ sở Quốc hội, cầm tấm bảng với dòng chữ "Xin hãy thực hiện phần việc của quý vị để tôi có thể làm công việc của tôi"
Một công chức chính phủ liên bang, đứng trên thềm trụ sở Quốc hội, cầm tấm bảng với dòng chữ "Xin hãy thực hiện phần việc của quý vị để tôi có thể làm công việc của tôi"

Chính phủ đóng cửa ảnh hưởng ra sao đến các dịch vụ?

Chính phủ đóng cửa ảnh hưởng ra sao đến các dịch vụ?

  • Khoảng 800 ngàn công chức liên bang sẽ phải nghỉ việc không lương.
  • 1 triệu 400 ngàn nhân viên quân đội hiện dịch sẽ tiếp tục thi hành nhiệm vụ, nhưng có thể phải lãnh lương trễ.
  • NASA sẽ cho nghỉ việc gần như toàn bộ nhân viên.
  • Các nhân viên kiểm soát không lưu và kiểm tra hành khách sẽ tiếp tục công tác.
  • Các toà án liên bang sẽ tiếp tục hoạt động.
  • Sẽ tiếp tục giao thư tín vì Sở Bưu chính Hoa Kỳ không được tài trợ bởi tiền thuế.
  • Phần lớn nhân viên của Bộ An ninh Nội địa sẽ tiếp tục làm việc.
  • Phần lớn các dịch vụ dành cho cựu chiến binh sẽ tiếp tục vì đã nhận tiền tài trợ từ trước.
  • Các Công viên quốc gia và các viện bảo tàng Smithsonian sẽ đóng cửa.
Thứ Ba, chính phủ Mỹ chính thức ngưng hoạt động sau khi hai viện Quốc hội thất bại trong việc đạt một thỏa thuận về dự luật chi tiêu duy trì hoạt động của chính phủ từ ngày 1 tháng 10 trở đi.

Trong khoảng thời gian chính phủ ngừng hoạt động, những công nhân viên chức liên bang không được xem là "thiết yếu" sẽ bị cho tạm thời nghỉ việc và nhiều chương trình của chính phủ phải tạm dừng. Những nhân viên "thiết yếu" được xác định là những người thực hiện những nhiệm vụ mang tính sống còn đối với quốc phòng, y tế và an toàn công cộng, hoặc những hoạt động trọng yếu khác.

Nhìn lại lịch sử

Đây không phải lần đầu tiên sự bất thống nhất của các nhà lập pháp buộc chính phủ phải hoạt động trong điều kiện tối thiểu.

Đây là lần ngưng hoạt động thứ 12 kể từ năm 1981. Lần gần đây nhất và lâu nhất xảy ra từ tháng 12 năm 1995 đến tháng 1 năm 1996 dưới thời chính quyền Tổng thống Bill Clinton, kéo dài 21 ngày.

Lần ngưng hoạt động này xảy ra chỉ một tháng sau một lần khác kéo dài 6 ngày vào tháng 11 năm 1995.

Trước những năm 1980, nếu Quốc hội không thể thông qua được ngân sách, công nhân viên chức liên bang vẫn tiếp tục làm việc như bình thường ngay cả khi đang chờ dự luật chi tiêu được thông qua. Một khi được thông qua, dự luật sẽ quay lại bổ sung khoảng hụt ngân sách chi tiêu.

Nhưng vào năm 1980, năm cuối cùng ông Jimmy Carter làm tổng thống, Bộ trưởng Tư pháp khi đó là Benjamin Civiletti đã đưa ra một ý kiến pháp lý cho rằng chính phủ không thể tiếp tục làm việc cho đến khi Quốc hội chuẩn chi ngân sách.

Ông Civiletti sau đó làm rõ luật này, có nghĩa là chỉ có các dịch vụ chính phủ "thiết yếu" mới có thể tiếp tục làm việc mà không cần đợi dự luật chi tiêu.

Trong nhiệm kỳ tổng thống Ronald Reagan từ năm 1981-1989, chính phủ ngưng hoạt động là chuyện thường, nhưng không có lần nào kéo dài hơn 3 ngày, và nhiều lần diễn ra vào những ngày cuối tuần.

Thiệt hại khi đóng cửa

Thời gian ngưng hoạt động càng dài thì thiệt hại càng lớn.

Văn phòng Quản lý và Ngân sách ước tính chi phí của hai lần chính phủ ngưng hoạt động từ năm 1995 đến năm 1996 là hơn 1,4 tỷ đô la. Trung tâm nghiên cứu Pew cho biết con số đó hiện nay là 2,1 tỉ sau khi đã điều chỉnh lạm phát.

Rồi còn tổn hại về niềm tin của dân Mỹ đối với chính phủ họ thì sao? Nếu đem lịch sử ra làm chỉ dấu thì nghiên cứu tổ chức Gallup nói rằng đó có thể không phải là vấn đề to tát đối với Tổng thống Barack Obama hay Chủ tịch Hạ viện đảng Cộng hoà John Boehner.

Gallup nói rằng lần ngưng hoạt động năm 1995-1996 "ít ảnh hưởng" đến quan điểm của người Mỹ về Tổng thống Clinton và Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich trong những tháng sau khi chính phủ bắt đầu nghỉ làm. Tỉ lệ ủng hộ Quốc hội nói chung, nền kinh tế Mỹ và cả nước nói chung cũng không bị ảnh hưởng.

VOA Express

XS
SM
MD
LG