Đường dẫn truy cập

Nhà báo độc lập phản bác chỉ trích của chương trình 'Đối diện' trên VTV


Trang Facebook của nhà báo độc lập Bùi Thanh Hiếu được VTV nêu trong chương trình Đối diện: Mặt trái của MXH ngày 31/7/2019. Chụp từ màn hình của VTV.
Trang Facebook của nhà báo độc lập Bùi Thanh Hiếu được VTV nêu trong chương trình Đối diện: Mặt trái của MXH ngày 31/7/2019. Chụp từ màn hình của VTV.

Các nhà báo độc lập đã phản bác những chỉ trích của chương trình Đối diện trên kênh truyền hình quốc gia VTV hôm 31/7, nói về “các thế lực chống phá” giữa lúc các cơ quan chính phủ Việt Nam đang mạnh tay với truyền thông xã hội.

Chương trình Đối diện số đầu tiên của Đài truyền hình Trung ương VTV phát ngày 31/7/2019 với chủ đề “Mặt trái của truyền thông xã hội,” tổng hợp các nội dung nhằm “lật tẩy” những ý đồ “kích động,” “gây rối xã hội,” “chống phá Nhà nước.”

Từ Berlin, Đức, nhà báo độc lập Bùi Thanh Hiếu, còn được gọi là Blogger Người Buôn gió, nêu nhận định của ông với VOA về chương trình “Đối diện” số đầu tiên:

“Nhà cầm quyền Việt Nam cho mở chương trình này với lý do là trước đây họ gặp sự phản đối của cộng đồng người Việt nước ngoài, các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền, bảo vệ tự do ngôn luận đã lên án Việt Nam gây áp lực với Facebook, kêu gọi Facebook không hợp tác với sự kiểm duyệt của Việt Nam.

Việt Nam cũng muốn mở một mạng xã hội khác để thay thế Facebook, nhưng họ chưa thành công. Trong khi có những bất lợi như thế thì họ tạo ra chương trình này để tạm thời đối phó với dư luận trên mạng xã hội (MXH).
Nhà báo độc lập Bùi Thanh Hiếu.

“Tiếp đến, Việt Nam cũng muốn mở một mạng xã hội khác để thay thế Facebook, nhưng họ chưa thành công. Trong khi có những bất lợi như thế thì họ tạo ra chương trình này để tạm thời đối phó với dư luận trên mạng xã hội (MXH).”

Trang MXH của Đài Á châu Tự do được VTV nêu trong chương trình 'Đối diện', ngày 31/7/2019.
Trang MXH của Đài Á châu Tự do được VTV nêu trong chương trình 'Đối diện', ngày 31/7/2019.

Hôm 31/7, ông Bùi Thanh Hiếu viết trên Facebook: “Tên của chương trình này (Đối diện) cho thấy, chế độ CSVN trước mắt không cấm được Facebook hoạt động tại Việt Nam, đành phải chọn phương án sử dụng truyền hình trung ương, nhà báo, quan chức, tướng lĩnh để đối chọi lại.”

Ngoài việc “điểm mặt” trang Facebook cá nhân của ông Bùi Thanh Hiếu, VTV còn nêu các trang khác cũng có nội dung “chống phá” như các Facebook của nhà báo Lê Trung Khoa ở Đức, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng ở Sài Gòn, hay nhà báo độc lập Đường Văn Thái ở Thái Lan, blogger Nguyễn Thúy Hạnh…và cả trang VOA và RFA của Hoa Kỳ.

Trang Facebook của nhà báo độc lập Đường Văn Thái.
Trang Facebook của nhà báo độc lập Đường Văn Thái.

Ông Đường Văn Thái, cựu phóng viên của một tờ báo nhà nước đang tị nạn ở Bangkok, chia sẻ:

“Chương trình kéo dài 45 phút hôm 31/7 đã nêu tên của tôi, anh Phạm Chí Dũng, anh Bùi Thanh Hiếu cùng một số nhà hoạt động khác, trong đó họ vu khống trắng trợn.”

Ông Lê Trung Khoa, chủ bút trang Thoibao.de, nói với VOA:

Khi nhà nước không cấm được MXH thì buộc họ phải đối diện với MXH, chung sống với MXH.
Nhà báo độc lập Lê Trung Khoa.

“Cả một kênh rất lớn là VTV1, lại phát vào giờ vàng trong một chương trình kéo dài gần 1 tiếng đồng hồ về “Mặt trái của MXH” là một điều hay! Bởi vì khi nhà nước không cấm được MXH thì buộc họ phải đối diện với MXH, chung sống với MXH.

“Tôi rất hoan nghênh những phản biện của họ, vì như vậy chúng tôi có điều kiện để nghe những nhận định của chính quyền, các cơ quan truyền thông của Việt Nam, để đi đến chân lý cuối cùng là phản ánh đúng sự thật.”

Trang Facebook của nhà báo Lê Trung Khoa. Chụp từ màn hình của VTV.
Trang Facebook của nhà báo Lê Trung Khoa. Chụp từ màn hình của VTV.

Ông Khoa, người từng phổ biến những thông tin liên quan đến cáo buộc Hà Nội dùng mật vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin như truyền thông Đức phản ánh, và những nghi ngờ về chất lượng xe ôtô Vinfast, nói về những lý do khiến trang cá nhân của ông được nhiều người theo dõi và là vì sao chính quyền Việt Nam không hài lòng với trang này.

“Người dân trong nước không ngoại ngữ (tiếng Đức) và bị ngăn chặn tiếp cận đến những thông tin nêu lên sự thật, cho nên những thông tin chúng tôi đưa ra rất khác với những điều mà truyền thông trong nước đề cập, vì vậy trang của tôi có đông người xem.

“Cũng chính vì thế mà truyền thông nhà nước, có sự chỉ đạo của Đảng, họ không ưa điều này. Do đó, họ đưa ra chương trình này nhằm phản bác những thông tin chúng tôi nêu.”

Hiện giờ ở Việt Nam, các tờ báo chính thống đã bị lép vế so với MXH.
Nhà báo độc lập Đường Văn Thái.

Ông Đường Văn Thái nói:

“Hiện giờ ở Việt Nam, các tờ báo chính thống đã bị lép vế so với MXH. Tôi rất bức xúc khi có những thông tin chúng tôi đưa ra có chứng cứ, phản ánh sự thật mà họ cho rằng mình đưa tin không đúng, sai lệch.”

Ông Nguyễn Văn Giang. Chụp từ màn hình của VTV.
Ông Nguyễn Văn Giang. Chụp từ màn hình của VTV.

Trong chương trình Mặt trái của MXH, đài VTV1 dẫn lời Thiếu tướng Nguyễn Văn Giang, Phó Cục trưởng Cục An ninh Mạng và Phòng, chống Tội phạm sử dụng Công nghệ cao, Bộ Công An, nói:

“Các thông tin bịa đặt do các đối tượng đưa ra vào các thời điểm nhạy cảm như trước thềm đại hội Đảng các cấp, quá trình xử lý các vụ án tham nhũng… nhằm tăng hiệu ứng tâm lý đối với dư luận, họ bình luận các nội dung sai sự thật, bội nhọ hình ảnh, hạ uy tín lãnh đạo.”

VTV nói rằng Đối diện là một chương trình chính luận, “có tính chiến đấu cao,” “đề cập một cách tổng quan, toàn diện về các điểm nóng của xã hội,” nhưng các nhà báo độc lập nói với VOA rằng chương trình này với số đầu tiên công kích MXH chỉ giúp công chúng trong nước càng thêm háo hức để đến với trang mạng cá nhân của họ.

Ông Bùi Thanh Hiếu nói:

“Tôi nghĩ họ chỉ đối phó tạm thời thôi. Khi mà họ đưa lên truyền hình trung ương như thế này thì cũng bất lợi cho họ, vì dân tình lại càng thắc mắc, họ tự hỏi rằng những người bị chương trình lên án đã viết những gì và họ lại càng vào tìm đọc, từ đó thành ra thông tin đa chiều, chứ chương trình này cũng không hoàn toàn bất lợi cho chúng tôi.”

VOA Express

XS
SM
MD
LG