Đường dẫn truy cập

Người trẻ Việt Nam cần gì (phần 7)?


Khoảng 10 nhà hoạt động biểu tình về vụ Bãi Tư Chính ở phía trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, 6/8/2019. Hình minh họa.
Khoảng 10 nhà hoạt động biểu tình về vụ Bãi Tư Chính ở phía trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, 6/8/2019. Hình minh họa.

Như đã trình bày trong bài số 3 của loạt bài tìm hiểu về người trẻ Việt Nam nghĩ gì về hiện tình đất nước hôm nay, chúng tôi đã thực hiện bản khảo sát mở rộng trong vòng giới hạn với các bạn trẻ Việt Nam về hiện tình đất nước hôm nay.

Có tổng cộng 75 bạn tham gia, mà đa số là những nhà hoạt động tại Việt Nam.

Có tổng cộng 12 câu hỏi. Phần lớn là các câu hỏi có trả lời có sẵn (multiple choice questions) để chọn; chỉ có câu cuối là để các bạn tự do điền vào câu trả lời hay suy nghĩ của mình.

Kết quả bản khảo sát này được ghi lại chi tiết ở phần bên dưới.

Có một số điều đáng chú ý như sau về kết quả khảo sát với 75 bạn trẻ tại Việt Nam.

Thứ nhất, đa số các bạn tham gia khảo sát này đều nhìn giới trẻ Việt Nam nói riêng người dân Việt Nam nói chung với nhiều suy tư, nếu không phải là bi quan. Chẳng hạn, câu hỏi 2, “Theo bạn, đâu là quan tâm chính của giới trẻ ngày hôm nay?” thì %54,7 chọn “Công ăn việc làm, và sung túc vật chất bản thân và gia đình”. Câu hỏi 3, “Theo bạn, giới trẻ nghĩ gì về hiện trạng đất nước?” thì %58,7 chọn “Không quan tâm: lo cho bản thân, kệ chuyện xã hội”. Câu hỏi 4, “Bạn vui lòng cho biết quan điểm của mình về nhận thức, khả năng, và đóng góp của giới trẻ trong việc thay đổi đất nước?”, thì đa số các bạn chọn tiêu cực hoặc vô tư, chiếm 55 trên 75 bạn (%73,33).

Thứ hai, tuy đa số nhìn bi quan về người trẻ trong nước như thế, đại đa số các bạn này vẫn có cái nhìn rất khác với đại đa số giới trẻ tại Việt Nam. Chẳng hạn, câu hỏi 5, khi được hỏi “Quan điểm của đa số người dân Việt Nam hiện nay về sự kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975 như thế nào?”, thì %57,3 chọn “Tích cực: ngày thống nhất đất nước”. Tuy nhiên, cùng câu hỏi này, nhưng quan điểm của chính các bạn trẻ tham dự khảo sát này rất khác. Gần như hoàn toàn ngược lại. Trong câu hỏi 6, %71,6 đã chọn “Tiêu cực: ngày mà cộng sản bị áp đặt trên cả nước”. Với câu hỏi số 7 và 8, rằng “Người dân Việt Nam có biết đến hoạt động đấu tranh của người Việt hải ngoại hay không?”, thì các bạn nghĩ chỉ có thiểu số biết rõ, còn đa số không biết hoặc biết một chút. Tuy nhiên, trong chính các bạn thì %24 nghĩ là mình biết rõ, và %72 biết một chút.

Điều này có nghĩa đại đa số các bạn đã cố gắng tìm hiểu các hoạt động đấu tranh của người Việt hải ngoại.

Thứ ba, các bạn thành thật cho biết suy nghĩ của mình về các hoạt động đấu tranh của người Việt hải ngoại.

Trong câu hỏi 9, “Bạn vui lòng cho biết quan điểm của mình về hoạt động đấu tranh của người Việt ở hải ngoại” thì %63,9 chọn “Có thiết thực, nhưng không đóng góp nhiều cho phong trào”, trong khi %22,2 chọn “Rất thiết thực, đóng góp nhiều cho phong trào”.

Khi được hỏi nguyên do vì sao, trong câu hỏi 10, thì %54,7 chọn “Không hiểu rõ tình hình trong nước, không có sự nối kết với trong nước” và %32 chọn “Hoạt động chủ yếu liên quan đến cờ vàng và Việt Nam cộng hòa, vì vậy không tương thích với người dân hiện nay trong nước”.

Khi được hỏi (câu hỏi 11) “Theo bạn, cộng đồng hải ngoại nên tập trung vào hoạt động nào sau đây?”, thì %44 chọn “Vận động quốc tế, khiến chính phủ Việt Nam tôn trọng các thỏa thuận về nhân quyền”; %25,3 chọn “Hỗ trợ đào tạo cho các tổ chức, nhà hoạt động trong nước về dân chủ nhân quyền, công nghệ... để họ hoạt động tốt hơn”; %20 chọn “Hỗ trợ tài chính cho các tổ chức, nhà hoạt động trong nước, làm việc với họ giúp họ vượt qua các khó khăn trong hoạt động, nhưng không lãnh đạo họ”;

Nói cách khác, các bạn mong muốn được hỗ trợ, nhất là về đào tạo, và tài chánh, nhưng không hề muốn được sự lãnh đạo nào. Các bạn cũng cho rằng vận động quốc tế là một trong các việc làm thiết thực để hỗ trợ cho phong trào đấu tranh ở trong nước.

Xin cảm ơn các bạn trẻ trong nước đã tham gia cuộc khảo sát ngắn này. Và cảm ơn tất cả những bạn đọc đã theo dõi loạt bài này trong những ngày qua. Tôi hy vọng rằng chúng ta có thể hiểu được tâm tư của người trẻ trong nước nhiều hơn trong những ngày tháng tới. Vì chỉ khi nào hiểu nhau và tin tưởng nhau thì mới có thể phối hợp nhau hiệu quả cho các mục tiêu chung trên con đường vận động và xây dựng dân chủ cho Việt Nam.

Ghi chú:

Kết quả bản khảo sát với 75 bạn trẻ trong nước

Câu hỏi 1: “Bạn đến (sinh sống chủ yếu) từ miền nào của đất nước?”, thì các bạn trả lời như sau: 39 từ miền Nam (%52); 17 từ miền Trung (%22,7); 19 từ miền Bắc (%25,3).

Câu hỏi 2: “Theo bạn, đâu là quan tâm chính của giới trẻ ngày hôm nay?”

  • %54,7 chọn “Công ăn việc làm, và sung túc vật chất bản thân và gia đình”;
  • %40 chọn “Hưởng thụ, sống ảo, theo đuổi các trào lưu, và thỏa mãn các nhu cầu cá nhân mình”;
  • %5 chọn “Hiện trạng và tương lai đất nước”;
  • Phần còn lại là những ý kiến khác.

Câu hỏi 3: “Theo bạn, giới trẻ nghĩ gì về hiện trạng đất nước?”

  • %58,7 chọn “Không quan tâm: lo cho bản thân, kệ chuyện xã hội”;
  • %28 chọn “Lo âu: kinh tế phát triển, song xã hội có nhiều vấn đề, tuy nhiên không biết phải làm sao”;
  • %9,3 chọn “Lạc quan: kinh tế phát triển, xã hội ổn định, đất nước đi lên, tiếp tục tin tưởng và cố gắng”;
  • %4 chọn “Bi quan: xã hội ngày càng xuống cấp, quốc gia suy yếu, và cần phải thay đổi”.

Câu hỏi 4: Khi được hỏi, “Bạn vui lòng cho biết quan điểm của mình về nhận thức, khả năng, và đóng góp của giới trẻ trong việc thay đổi đất nước?”, với câu trả lời là chọn số 1 đến số 5 (1 là rất tiêu cực; 5 là rất tích cực), thì có 8 bạn chọn 1; 29 chọn 2; 26 chọn 3; 9 chọn 4; và 3 chọn 5.

Câu hỏi 5: “Theo bạn, quan điểm của đa số người dân Việt Nam hiện nay về sự kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975 như thế nào?”

  • %57,3 chọn “Tích cực: ngày thống nhất đất nước”;
  • %36 chọn “Không quan tâm”;
  • %6,7 chọn “Tiêu cực: ngày mà cộng sản bị áp đặt trên cả nước”.

Câu hỏi 6: Cùng câu hỏi trên nhưng dành cho các bạn, “Quan điểm của bạn về sự kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975 như thế nào”

  • %71,6 chọn “Tiêu cực: ngày mà cộng sản bị áp đặt trên cả nước”.
  • %17,6 thì có ý kiến khác.
  • Còn lại, dưới %12 chọn “Tích cực: ngày thống nhất đất nước” hoặc “Không quan tâm”.

Câu hỏi 7: “Người dân Việt Nam có biết đến hoạt động đấu tranh của người Việt hải ngoại hay không?”,

  • %58,7 cho rằng người dân biết “một chút”;
  • %40 nghĩ “không biết gì”;
  • Chỉ có một thiểu số nhỏ mới biết rất rõ.

Câu hỏi 8: Cùng câu hỏi trên nhưng dành cho các bạn “Bạn có biết về hoạt động đấu tranh của người Việt hải ngoại hay không?”

  • %24 nghĩ là mình biết rất rõ;
  • %72 biết một chút;
  • còn lại %4 thì không biết gì.

Câu hỏi 9: Khi được hỏi, “Bạn vui lòng cho biết quan điểm của mình về hoạt động đấu tranh của người Việt ở hải ngoại”

  • %63,9 chọn “Có thiết thực, nhưng không đóng góp nhiều cho phong trào”;
  • %22,2 chọn “Rất thiết thực, đóng góp nhiều cho phong trào”;
  • %13,9 chọn “Phần lớn là các hoạt động không cần thiết, nhiều khi có hại cho phong trào”.

Câu hỏi 10: “Theo bạn, nếu hoạt động của người Việt hải ngoại chưa tương xứng với tiềm năng của họ, thì nguyên nhân ở đâu?”, sau đây là trả lời của các bạn.

  • %54,7 chọn “Không hiểu rõ tình hình trong nước, không có sự nối kết với trong nước”;
  • %32 chọn “Hoạt động chủ yếu liên quan đến cờ vàng và Việt Nam cộng hòa, vì vậy không tương thích với người dân hiện nay trong nước”;
  • %12 chọn “Ý kiến khác”;
  • Thiểu số nhỏ chọn “Nghi kị người trong nước, nghĩ rằng người trong nước không đủ khả năng, và mình cần phải lãnh đạo”.

Câu hỏi 11: “Theo bạn, cộng đồng hải ngoại nên tập trung vào hoạt động nào sau đây?”

  • %44 chọn “Vận động quốc tế, khiến chính phủ Việt Nam tôn trọng các thỏa thuận về nhân quyền (vì đây là thế mạnh của hải ngoại, và có thể làm kết hợp với trong nước để hiệu quả nhất)”;
  • %25,3 chọn “Hỗ trợ đào tạo cho các tổ chức, nhà hoạt động trong nước về dân chủ nhân quyền, công nghệ... để họ hoạt động tốt hơn”;
  • %20 chọn “Hỗ trợ tài chính cho các tổ chức, nhà hoạt động trong nước, làm việc với họ giúp họ vượt qua các khó khăn trong hoạt động, nhưng không lãnh đạo họ”;
  • %10,7 chọn “Ý kiến khác”.

Câu hỏi 12: “Chúng tôi rất biết ơn bạn đã dành thời gian hoàn thành phiếu khảo sát này (nếu bạn có ý kiến góp ý, hay quan điểm gì thêm.. vui lòng cho chúng tôi biết)!”. Sau đây là một số các ý kiến do chính các bạn điền vào bản khảo sát.

  • Quan điểm của mình về sự kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày chiến tranh chấm dứt. Nhưng là hoà bình giả tạo. Lời tổng thống Ronald Reagan có phần ứng nghiệm:

"Chấm dứt chiến tranh Việt Nam không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ cái giá phải trả cho loại hòa bình đó, là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Việt Nam về sau". Ngàn năm thì hơi.. lâu, nhưng mình nghĩ hệ luỵ do cộng sản gây ra, có lẽ là hơn trăm năm.

  • Mô hình dân chủ và các bước thực hiện dân chủ ở âu châu khong thể áp dụng tại VN.

Một là cs tự sụp. Hai là cách mạng bạo lực. Không có chuyện đấu tranh bất bạo động

cộng sản sẽ nhún nhường. Thực tế đã chứng minh.

  • Nhà hoạt động trong nước rất cần sự giúp đỡ của hải ngoại. Những hỗ trợ này bao gồm cả tài chính, vận động, đào tạo, kỹ thuật... Tuy nhiên, những hỗ trợ này cần đi vào chiều sâu, dài hạn và thiết thực. Việc giúp đỡ tù nhân lương tâm hoặc những nhà hoạt động đang bị đàn áp là cần thiết. Nhưng hỗ trợ cho công việc của các nhà hoạt động đang hoạt động còn cần thiết hơn, vì chính những hoạt động này mới tạo ra được sự thay đổi. Tôi nghĩ rằng người Việt hải ngoại cần lắng nghe ý kiến của người trong nước để hỗ trợ trong nước tốt hơn. Vấn đề của giới hoạt động VN hiện nay là người bên trong và bên ngoài không hiểu nhau. Người hải ngoại chỉ giúp những gì HỌ MUỐN mà không giúp những gì TRONG NƯỚC CẦN. Tôi hy vọng sẽ có những buổi tiếp xúc, trao đổi giữa bên trong và bên ngoài để hai bên có thể hiểu nhau hơn.
  • Ở phần ý kiến khác mình nghĩ nên để thêm text vào để người làm điền ý kiến của họ vào. Tất cả các câu đều ở dạng trắc nghiệm nên mình chỉ chọn được một, cơ mà có những câu mình không hoàn toàn 100% thiên về ý bên đó. Ví dụ câu gần cuối mình muốn để là 50% - 30% - 20%. Mình nghĩ câu hỏi kiểu dạng có thể chọn nhiều đáp án và phân theo mức độ thế này có thể xải dạng hộp kiểm.
  • 16x9 Image

    Phạm Phú Khải

    Từ nhỏ, gia đình bảo giỏi toán. Lớn lên, quyết định học kỹ sư, tưởng sở trường của mình.

    Về sau, thích hoạt động xã hội, đam mê tìm hiểu các hành vi con người và chính trị được định hình bởi các yếu tố nào.

    Gần đây, càng làm việc liên quan đến con người, và càng nghiên cứu nhiều hơn, tôi tìm thấy khoa học hành vi và khoa học xã hội (Behavioural Science and Social Science), trong đó tâm lý, nhất là địa hạt khoa học thần kinh (neuroscience), giải thích được rất nhiều về cách suy nghĩ và hành xử của con người.

    Tôi hy vọng có dịp chia sẻ với bạn đọc về những vấn đề cùng quan tâm, và mong được học hỏi từ mọi người qua trang blog này.

    Các bài viết của Phạm Phú Khải là blog cá nhân và được đăng tải với sự đồng ý của đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.

VOA Express

XS
SM
MD
LG