Đường dẫn truy cập

Kinh tế trì trệ: Thách thức cho giới lãnh đạo Trung Quốc


ap_china_economy_trade_02Mar11-resized1
ap_china_economy_trade_02Mar11-resized1

Các số liệu kinh tế mới đây của Trung Quốc cho thấy số xuất khẩu, địa ốc và đầu tư, thông thường là thành phần chính trong tăng trưởng của Trung Quốc, đã trì trệ một cách đáng kể, gây áp lực buộc nước này phải tìm ra các cách thức để lèo lái nền kinh tế hướng tới các mức tăng trưởng bền vững.

Sau nhiều thập niên tăng trưởng với tỷ lệ hai con số. Ngân hàng Thế giới đã hạ giảm mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2012 xuống còn 8.2%. Trong khi tỷ lệ cao hơn so với mục tiêu của chính phủ là 7.5%, con số này vẫn thấp hơn 1% so với con số của năm 2011.

Theo ông Andrew Batson, giám đốc nghiên cứu tại cơ quan tham vấn kinh tế GK Dragonomics ở Bắc Kinh, “loại trì chậm như thế này thực ra không phải là điều xấu. Nó chủ yếu chỉ là hậu quả của thành công mà Trung Quốc đã đạt được trong việc phát triển nền kinh tế cho đến nay.”

Ông Batson nói: “Điều gây khó khăn cho viễn ảnh đoản kỳ là Trung Quốc cũng đang trải qua một thời kỳ suy thoái theo chu kỳ.”

Các con số thống kê của tháng 4 cho thấy nhiều chỉ số kinh tế của Trung Quốc thấp hơn so với các chỉ số mà các kinh tế gia trông đợi. Nhu cầu trì trệ của Mỹ và châu Âu về hàng xuất khẩu, cộng với tình trạng chậm lại đáng kể trong khu vực địa ốc của Trung Quốc đã ảnh hưởng nặng đến sản lượng công nghiệp, đầu tư và xuất khẩu.

Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo về nguy cơ xuống dốc. Ngân hàng đã khuyến cáo những nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh về cách thức ‘duy trì tăng trưởng qua một chu kỳ đi xuống để tránh tình trạng suy thoái” và cách thức chuyển hóa nền kinh tế từ lệ thuộc vào xuất khẩu qua một nền kinh tế thúc đẩy bởi nhu cầu trong nước.

Bản phúc trình của Ngân hàng Thế giới tuần trước nói: “Các biện pháp tài chính để nâng đỡ tiêu thụ, như giảm thuế, tăng chi vào an sinh xã hội và các loại chi tiếu khác nên được coi là ưu tiên hàng đầu.”

Ông Michael Pettis, một giáo sư tài chính tại trường Đại học Bắc Kinh, nghi ngờ rằng tiêu thụ trong nước sẽ bù đắp cho sự thất thu về xuất khẩu. Ông nói, “Tính đến nay, điều duy nhất mà Trung Quốc có thể làm để thay thế nhu cầu về hàng xuất khẩu là gia tăng đầu tư.”

Ông Dịch Hiến Dung, một nhà nghiên cứu của Học viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, gọi sự điều chỉnh giá cả đó là “một chiều hướng không thể tránh được.”

Ông Dịch tin rằng nhiều năm đầu cơ đã biến thị trường địa ốc thành một cơ chế phân phối tài sản bất bình đẳng, với nhiều người Trung Quốc không thể có được một căn hộ. Theo ông, “Nếu có thể ép được quả bóng địa ốc thì tôi tin rằng chúng ta có thể có nền tảng cho một nền kinh tế ổn định.”

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc vốn dựa vào thành tích của sự thịnh vượng kinh tế để biện minh cho tính hợp pháp của mình trong nước, biết rất rõ về những rủi ro xã hội nếu như các lợi ích của tăng trưởng kinh tế tiếp tục loại trừ nhiều thành phần lớn trong dân chúng.

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã nhiều lần tuyến bố rằng sau một thập niên tăng trưởng ở tỷ lệ hai con số, nền kinh tế của Trung Quốc cần phải chậm lại. Nhưng trước các số liệu kinh tế yếu kém hàng quý, ông nhấn mạnh đến sự cần thiết phải duy trì tăng trưởng.

Ông Andrew Baston của cơ quan GK Dragonomics nói, “Đó là một thế quân bình khó đạt được, nhiều ngành kinh doanh ở Trung Quốc sẽ gặp thách thức lớn mới thích nghi nổi với thời kỳ tăng trưởng thấp hơn này.”

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG