Đường dẫn truy cập

Các ứng cử viên TT Mỹ xác định lập trường trong các cuộc tranh luận


Bốn ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tham gia cuộc tranh luận trên truyền hình tại Arizona, ngày 22/2/2012
Bốn ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tham gia cuộc tranh luận trên truyền hình tại Arizona, ngày 22/2/2012

Các ứng cử viên của đảng Cộng hòa đối đầu với nhau trong một loạt các cuộc tranh luận nhằm cho cử tri biết về lập trường của các ứng cử viên trong các vấn đề chính trị quan trọng. Trong loạt bài “Người Mỹ bầu như thế nào”. Thông tín viên Đài VOA Jeffrey Young giải thích những cuộc tranh luận này được dùng như thế nào để các ứng cử viên đưa ra những thông điệp của chính họ cũng như về các đối thủ.

Những ứng cử viên Tổng thống này cùng có chung lòng yêu nước Mỹ nhưng lại không ưa nhau.

Ông Mitt Romney nói: "Trong 15 năm sau khi rời chức vụ chủ tịch Quốc hội, ông Newt Gingrich đã làm việc trong tư cách là một nhà cố vấn có thế lực tại Washington.”

Ông Newt Gingich nói: "Ông ấy vừa nói ít nhất là 4 điều sai. Và tôi không muốn mất thì giờ về những chuyện này.”

Trong lúc ganh đua để được đảng đề cử, các ứng cử viên xỏ găng đánh võ mồm vào võ đài tranh luận.

Trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2012, đương kim Tổng thống Barack Obama không có đối thủ trong đảng Dân chủ. Tuy nhiên đấu trường mở rộng tại một đảng chính khác của Hoa Kỳ, đảng Cộng hòa. Và cuộc tranh luận thật gay gắt. Những cuộc tranh luận được truyền hình trên toàn quốc cho các ứng cử viên một chỗ để họ có thể trực tiếp vận động cử tri ủng hộ.

Kỷ nguyên tranh luận giãu các ứng cử viên Tổng thống bắt đầu vào năm 1976 khi đương kim Tổng thống Gerald Ford tranh luận với đối thủ đảng Dân chủ là ông Jimmy Carter. Tranh luận trở thành một phần trong các cuộc bầu cử Tổng thống kể từ đó. Tuy nhiên không giống các cuộc tranh luận cổ điển, những cuộc tranh luận này không được tổ chức theo kiểu đưa ra một điểm và phản bác lại. Hình thức là có nhiều câu hỏi và trả lời trong đó các ứng cử viên đốp chát nhau bằng những lời lẽ ác hiểm nhất theo như nhận xét của giáo sư Mark Rom thuộc trường đại học Georgetown.

Ông Rom nói: “Đây là những cuộc tranh luận tha hồ ăn nói cho tất cả các ứng cử viên Tổng thống đảng Cộng hòa đưa ra những tuyên bố hay nhất, những lời cáo buộc mạnh mẽ nhất, những cuộc tấn công ác hiểm nhất nhắm vào các đối thủ như là một phương cách để nâng mình lên trong các cuộc thăm dò.”

Một lỗi lầm trên truyền hình làm cho những người tranh luận mất điểm rất nhiều. Cựu ứng cử viên Rick Perry thống đốc bang Texas không thể nêu tên 3 cơ quan liên bang ông muốn bãi bỏ.

Ông Rick Perry nói: “Cơ quan chính phủ thứ ba tôi muốn bãi bỏ…Cơ quan Giáo dục…Thương mại…và xem nào…cơ quan thứ ba tôi không thể nhớ ra…Xin lỗi !”

Có một loạt các cuộc tranh luận được tổ chức trước khi mỗi đảng chính thức đề cử ứng cử viên.

Rồi ngay trước cuộc bầu cử tháng 11 có thêm 3 cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên , và một cuộc tranh luận giữa ứng cử viên phó Tổng thống. Vào năm 2008 đó là ứng cử viên Dân chủ Barack Obama đối đầu với ứng cử viên Cộng hòa John McCain.

Không giống như những cuộc tranh luận trước khi đề cử, những cuộc tranh luận này không do mạng lưới truyền hình, báo chí hay các đảng phái chính trị tổ chức, mà do một Ủy ban tranh luận Tổng thống có tính cách độc lập, không đảng phái tổ chức.

Cơ cấu của những cuộc tranh luận này có tính cách chính thức và mang tính quyết định hơn theo như giải thích của phóng viên David Levinthal của báo Politico.

Ông Levinthal nói: “Khi đã có ứng cử viên Dân chủ và ứng cử viên Cộng hòa đối đầu với nhau, thì trận đấu vô địch bắt đầu ngay tại đây. Cách thức tranh luận của các ứng cử viên chắc chắn có ảnh hưởng quan trọng đối với kết quả cuộc bầu cử trong nhiều trường hợp.”

Một ví dụ nổi tiếng của chuyện này là cuộc tranh luận năm 1960 giữa ứng cử viên Dân chủ John F. Kennedy và ứng cử viên Cộng hòa Richard Nixon. Các sử gia cho rằng lối tranh luận trên truyền hình của Thượng nghị sĩ Kennedy là một yếu tố to lớn góp phần vào thắng lợi của ông.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG